Hỏi Đáp

Tiền trượt giá khi nhận BHXH

Tiền trượt giá khi nhận BHXH 2022 được tính theo công thức nào? Trường Tiểu học Thủ Lệ xin trả lời câu hỏi trên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Bạn đang xem: Tiền trượt giá khi nhận BHXH

1. Hệ số trượt giá là gì?

Hệ số trượt giá là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Hệ số trượt giá thường được sử dụng để đối phó với ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả (tức khi có lạm phát cao)

2. Tiền trượt giá được áp dụng trong những trường hợp nào?

Tiền trượt giá khi nhận BHXH

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Lưu ý, theo quy định trên, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá 2022 theo Thông tư 36 2021 sẽ áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

3. Tiền trượt giá khi nhận BHXH 2022

Tiền trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương khi nhận BHXH được áp dụng từ ngày 01/01/2018

Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, tiền trượt giá BHXH 2022 được tính như sau:

  • Đối với đối tượng tại khoản 1 điều 1 thông tư 36 (Đã được trích dẫn ở mục 2 trong bài), tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

Trước
1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,01

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,2

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,0

1,0

  • Đối với đi tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 36,  thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối được điều chỉnh theo công thức sau: 

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bo hiểm xã hội ca năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,2

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,0

1,0

4. Hồ sơ nhận tiền trượt giá BHXH 2022

Hiện nay chưa có quy định hồ sơ riêng cho việc nhận tiền trượt giá BHXH, khi bạn làm thủ tục rút tiền BHXH thì cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết tiền trượt giá cho bạn

5. Đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thì có được nhận tiền trượt giá không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 1 thông tư 36 thì đối tượng được nhận tiền trượt giá bao gồm những đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

=> Đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần vẫn được nhận tiền trượt giá

6. Hệ số trượt giá BHXH 2022 ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Hệ số trượt giá BHXH là một trong các căn cứ để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng

Đồng thời, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng BHXH (Mbqtl) được tính như sau:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh/Tổng số tháng đóng BHXH

Trên cơ sở đó, những khoản tiền BHXH sau được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sẽ bị thay đổi khi hệ số trượt giá thay đổi. Năm 2022, khi hệ số trượt giá tăng, các khoản tiền BHXH tính theo công thức có liên quan đến mức điều chỉnh hệ số cũng sẽ tăng theo.

6.1 Tăng mức lương hưu hàng tháng

Theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính lương hưu như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mbqtl

6.2. Tăng trợ cấp 01 lần khi về hưu 

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

6.3. Tăng mức hưởng BHXH 01 lần:

Tiền BHXH 1 lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

6.4. Tăng trợ cấp tử tuất 01 lần 

Người đang hưởng lương hưu chết được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu 

Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi 

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Tiền trượt giá khi nhận BHXH 2022. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Bảo hiểm, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Hệ số bảo hiểm xã hội 2022
  • Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp
  • Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
  • BHTN nhờ người khác lấy hộ được không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button