Giáo Dục

Kể về ước mơ làm cô giáo của em (hay nhất)

Kể về ước mơ làm cô giáo của em dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, tích lũy thêm vốn từ để có nhiều ý tưởng mới hoàn thành bài văn kể ước mơ của mình. Chúc các em có được những bài văn thật hay nhé!

Bạn đang xem: Kể về ước mơ làm cô giáo của em (hay nhất)

Đề bài: Kể về ước mơ làm cô giáo của em bằng một bài văn ngắn.

Gợi ý làm bài:

Lớn lên em sẽ làm gì? Hiện tại thì chính bản thân em cũng chưa thể trả lời được, nhưng trong thâm tâm em rất thích hình ảnh cô giáo trẻ đứng lớp, trước những con mắt ngây thơ của các em học sinh bé bỏng.

Ai đã cho em ước mơ ấy nhỉ? Hằng ngày trên đường đến trường em đã từng gặp những em bé rất dễ thương nên từ đó em rất thích làm cô nuôi dạy trẻ. Tối tối em lại hình dung cảnh em làm cô giáo và rồi ước mơ đó đã đưa em vào một giấc mơ. Em hiện ra trước cổng trường Măng Non với chiếc áo dài hồng tha thướt. Đi vào sân trường em thấy các bé đang chơi đùa. Lớp do em dạy các bé đang quét lớp, thấy em vào vội khoanh tay lại:

– Chào cô mới đến ạ!

– Chúng con chào cô ạ!

– Các con ngoan quá! Cô chào các con nhé! – Em đáp lại.

– Khi tiếng kẻng báo giờ vào học, các bé sắp hàng ngay ngắn rồi từ từ vào lớp và ngồi đúng vị trí đã quy định.

Đầu giờ học em sẽ cho các tổ trưởng kiểm tra bàn tay của các bạn trong tổ, rồi em sẽ dạy cho các bé hát, những bài hát ngây thơ, hồn nhiên, dễ mến. Giọng hát trong trẻo, lại pha vào đó giọng ngọng nghịu vui vui. Sau khi các bạn học sinh hát tập thể xong, em nói: “Các con nào tình nguyện là ca sĩ nhỏ nào?”. Vừa nói xong, em thấy có nhiều bàn tay bé xíu giơ lên “Thưa cô bé!”. “Các bé nhớ cô dặn gì không nào? Không được nói ồn ào như thế nghen”.

A! Cô mời tổ trưởng bỏ “Bướm vàng” nào?

– Xòe bàn tay trông thật xinh…

Bé tổ trưởng vừa nghiêng đầu vừa xòe tay hát véo von trông thật là xinh.

– Bạn hát hay quá các con! Các con hãy vỗ tay khen bạn đi nào!

Hàng ngày em sẽ cố gắng dạy các bé: ngoan, biết lễ phép với người lớn tuổi, biết thương yêu bạn bè. Các bé phải giữ vệ sinh, không được làm nũng mẹ. Khi ba đọc báo thì phải rót nước mời ba đó mới là đứa con ngoan. Em hỏi: “Bé nào chịu như vậy?”.

Tất cả những cánh tay đều giơ lên, tức là các bé đã đồng ý. Cuối tuần bé nào ngoan sẽ được cắm cờ…

Tiếng chuông reo vang báo hiệu hết giờ, em cho các bé ra chơi, bé nào cũng nói: “Mình sẽ làm y như lời cô dặn để mình được cờ”.

Bỗng em giật mình thức dậy thì trời đã sáng, em liền ra khỏi giường để sửa soạn đi học. Chợt nhớ lại giấc mơ vừa qua, em thấy ngồ ngộ, mắc cỡ nhưng lòng em cảm thấy vui vui. Ước gì giấc mơ ấy sẽ trở thành hiện thực.

2. Bài văn mẫu số 2

Chắc hẳn khi còn nhỏ mỗi người đều có cho mình những ước mơ. Những ước mơ dù lớn hay nhỏ thì nó cũng giúp cho chúng ta có mục đích sống tốt đẹp hơn, biết cố gắng hơn mỗi ngày để có thể đạt được ước mơ của mình. Em cũng có một ước mơ và ước mơ của em đó chính là được trở thành Bác sĩ.

Em không nhớ ước mơ của em được nhen nhóm từ khi nào. Chỉ nhớ là lúc còn rất nhỏ khi mẹ hỏi em lớn lên muốn làm nghề gì, em đã trả lời mẹ rằng em muốn làm bác sĩ. Lúc ấy, em vẫn còn ngọng líu ngọng lô. Mặc dù mẹ làm giáo viên, bố là công nhân, trong gia đình em cũng không có ai làm bác sĩ cả nhưng em vẫn luôn nuôi ước mơ ấy cho tới bây giờ vẫn chưa một lần thay đổi.

Nghề bác sĩ theo như em biết là làm ở trong bệnh viện và khi đi làm thì mọi người thường mặc một chiếc áo màu trắng gọi là áo bờ – lu. Một trong những lý do em thích nghề bác sĩ đó là vì công việc này hết sức cao cả. Nếu như giáo viên là nghề trồng người thì bác sĩ chính là nghề cứu người. Phải học rất nhiều và học liên tục mới có thể trở thành một vị bác sĩ thực thụ, tài giỏi. Trong những bộ phim em từng xem, nghề bác sĩ vất vả lắm. Có những khi đang đêm ngủ, chỉ cần một cú điện thoại là phải dậy tới bệnh viện ngay. Có những ca cấp cứu nặng, có khi bác sĩ phải ở trong phòng cấp cứu nhiều giờ đồng hồ liền. Việc cấp cứu đâu phải đơn giản. Đó là công việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Nếu như trường hợp của bệnh nhân không thể cứu chữa được nữa thì có lẽ bác sĩ cũng sẽ đau khổ như người nhà bệnh nhân vậy. Nghĩ đến đó, em lại thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều để trở thành vị bác sĩ giỏi và có thể chữa được cho nhiều bệnh nhân nhất có thể.

Một phần em muốn trở thành bác sĩ là bởi vì bố em thường xuyên bị đau lưng. Mặc dù còn trẻ nhưng vì tính chất công việc phải ngồi nhiều nên vùng thắt lưng của bố bị đau. Có những khi đang ngồi mà đứng lên bố cũng kêu đau. Ngày nghỉ, bố thường nằm một chỗ, không phải vì bố lười mà bởi vì lưng của bố bị đau nên rất khó khăn trong việc đi lại. Em muốn trở thành bác sĩ để chữa cho bố. Bố em tiếc tiền lắm, chẳng chịu đi bệnh viện. Nếu trở thành bác sĩ em có thể tự mình chăm sóc cho bố mẹ mỗi ngày.

Cứ nghĩ đến ước mơ của mình là em lại tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa, học giỏi hơn nữa. Nhất định một ngày không xa em sẽ trở thành bác sĩ cứu chữa được nhiều bệnh nhân.

3. Bài văn mẫu số 3

Ai cũng có ước mơ và mỗi người lại có những mơ ước khác nhau, có người ước mơ về cuộc sống sau này, ước mơ về nghề nghiệp về việc sở hữu một cái gì đó. Còn đối với em từ ngày còn bé em luôn ước mơ trở thành một bác sĩ.

Ước mơ đâu phải tự nhiên mà có, nó có khi bắt nguồn từ một điều gì đó trong thực tế cuộc sống. Nếu ai đó sống trong hoàn cảnh túng thiếu, họ sẽ ước mơ có cuộc sống khá giả, có nhiều tiền. Ai đó có niềm yêu thích đối với một thần tượng nổi tiếng nào đó có lẽ họ ước mơ được gặp người đó một lần trong đời… Đối với em thì ước mơ làm bác sĩ cũng vậy, cũng xuất phát từ thực tế cuộc sống mà em trải qua.

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng núi cao phía Bắc còn nghèo đói và lạc hậu. Chính vì ở vùng sâu vùng xa, trình độ văn hóa, dân trí còn thấp nên những hiểu biết về y học chưa được nhiều. Cả một vùng rộng lớn với mấy trăm hộ gia đình nhưng duy chỉ có một cái trạm y tế lụp xụp và bác sĩ, y tá thì chỉ có vài người. Cứu mỗi mùa mưa lũ tới là bản làng em lại có nhiều người bị mắc các bệnh khác nhau. Trạm y tế mùa này vừa đông đúc bệnh nhân vừa chật chội vì cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng.

Nhớ năm đó khi em học lớp hai, vào đúng lúc vùng em đang xảy ra liên tiếp bệnh sốt vi rút. Trạm y tế đã sớm chật cứng người và còn nhiều người phải nằm điều trị tại nhà. May mắn thay cả bảy người nhà em đều không bị bệnh dịch đó. Ấy vậy mà vào một buổi chiều, bố mẹ em đi rừng thì mẹ bị ngã và gãy chân. Khi ấy bố cõng mẹ từ rừng về đi qua nhà và em liền chạy theo đến trạm y tế. Khi đó tất cả các bác sĩ, y tá đều đang bận rộn với các bệnh nhân đang phải điều trị bệnh sốt vi rút, còn mẹ em thì gương mặt trắng bệch, mồ hôi rơi tí tách. Khi đó có một chiếc xe ô tô dừng ở trước cổng và có rất nhiều người xuống xe, trong đó có khoảng bảy tám người mặc áo bác sĩ trắng. Khi ấy em những tưởng họ chính là những thiên thần được thượng đế ban xuống cứu giúp dân làng.

Trước tình cảnh của trạm thì các bác sĩ mới đến nhanh chóng giới thiệu sơ qua và bắt tay vào việc cứu chữa, hỗ trợ các bác sĩ. Mẹ của em thì nhanh chóng được khám và bó bột. Khi ấy một ý nghĩ nhen nhóm trong đầu của em đó là sau này khi em lớn lên cũng sẽ trở thành bác sĩ để cứu chữa cho mọi người, đặc biệt là người dân làng em.

Em rất tỉ mỉ quan sát từng việc làm của các bác sĩ, y tá và khi nhìn thấy sự biết ơn trong mắt người bệnh cũng như những người dân ốm yếu đã trở nên khỏe mạnh hơn em càng thêm quyết tâm muốn thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai.

4. Bài văn mẫu số 4

Hôm nay là tiết học tập làm văn, cô giáo lên lớp và bắt đầu viết đề bài lên bảng. Đề bài là kể về ước mơ của em.

Em rất thích thú với đề bài này, các bạn lần lượt đứng dậy kể. Bạn thì ước được làm bác sĩ, bạn thì làm ca sĩ, còn bạn nữa thì làm phi hành gia. Tới lượt em, em bảo em muốn làm cô giáo. Cô em ngạc nhiên hỏi vì sao. Em bảo em cũng muốn được như cô, được làm người mẹ hiền thứ hai của các bạn học trò, muốn dạy các bạn cách làm người đúng mực, lễ phép, sau đó mới dạy chữ.

Cô giáo cười và động viên em cố lên. Em tự hứa với lòng rằng “khi lớn lên em nhất định làm một cô giáo tốt bụng, luôn yêu thương học trò của mình.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button