Hỏi Đáp

Cách kiểm tra Sổ đỏ thật – giả

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng. Hiện nay, tình trạng sổ đỏ giả xuất hiện tràn lan. Vậy cách nhận biết sổ đỏ thật giả như thế nào?

Bạn đang xem: Cách kiểm tra Sổ đỏ thật – giả

Contents

1. Kiểm tra trực tiếp Sổ đỏ

Căn cứ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra thông qua các thông tin trên Giấy chứng nhận, đặc biệt là mã vạch được in tại cuối trang 4 của Giấy chứng nhận.

– Mục đích của mã vạch: Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.

– Thông tin mã vạch: Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:

+ MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất. Để kiểm tra hãy đối chiếu mã đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn nơi có đất với mã trên Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Trường hợp UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất.

+ MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: 19 nghĩa là Giấy chứng nhận được cấp năm 2019.

+ ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Cách kiểm tra này dễ thực hiện nhưng tỷ lệ chính xác không cao, người mua nên kiểm tra thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Cách kiểm tra Sổ đỏ thật - giả

Cách kiểm tra Sổ đỏ thật giả khi sang tên

2. Kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai

Để kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân hãy tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC và điền chính xác, đầy đủ thông tin (ghi rõ lý do, thông tin thửa đất, người đứng tên Giấy chứng nhận để đối chiếu với thông tin, dữ liệu địa chính).

Sau khi điền đầy đủ thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu yêu cầu theo một trong các cách sau:

– Nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Gửi qua đường bưu điện.

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người có yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

– Sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

Thời hạn thực hiện: Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Ngoài ra, nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên), khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động để đăng ký vào sổ địa chính cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vạch, qua đó phát hiện được Giấy chứng nhận thật hay giả.

Trên đây là cách kiểm tra Sổ đỏ thật giả khi chuyển nhượng nhà đất. Để tránh Sổ đỏ giả thì người mua nên kiểm tra thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai trước khi ký hợp đồng (đây là cách chính xác nhất)

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Đất đai – Nhà ở của phần Hỏi đáp pháp luật.

  • Năm 2020, thời gian sang tên Sổ đỏ tối đa chỉ 10 ngày?
  • Thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất 50 năm
  • Cách xem thông tin nhà đất trên sổ đỏ

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button