Hỏi Đáp

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2022 có gì khác so với năm 2021? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết các mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022 trong nội dung dưới đây.

Bạn đang xem: Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm

  • Tra cứu thông tin đóng bảo hiểm xã hội nhanh nhất
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến 2022

1. Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa gửi lấy ý kiến các bộ ngành liên quan Dự thảo Luật BHYT sửa đổi (dự thảo lần 1).

Dự luật vẫn cơ bản giữ nguyên mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức lương như hiện hành, nhưng điều chỉnh mức đóng BHYT hộ gia đình . Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, từ người thứ hai trở đi bằng 80% mức đóng của người thứ nhất.

Trong khi theo quy định của luật hiện hành, với nhóm tham gia BHYT hộ gia đình, mức đóng người thứ nhất tối đa bằng 6% lương cơ sở (theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng cụ thể áp dụng hiện là 4,5% lương cơ sở), nhưng từ người 2 thứ trở đi giảm dần. Cụ thể, người thứ 2 đóng BHYT bằng 70% mức đóng của người thứ nhất, người thứ 3 đóng bằng 60%, người thứ 4 đóng bằng 50%, và từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% của người thứ nhất.

Nếu quy định trên được thông qua, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất vẫn không đổi, nhưng người thứ 2 sẽ tăng thêm 10%, người thứ 3, 4 và 5 trở đi tăng lần lượt 20%, 30% và 40% mức đóng so với hiện hành.

2. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Như vậy, có thể hiểu, bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

3. Mức đóng BHYT theo hộ gia đình từ 2022

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Chưa tăng lương cơ sở 2022

Như vậy mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng để tính BHYT hộ gia đình năm 2022.

Do đó, có thể xác định mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022 như sau:

Thành viên
hộ gia đình

Số tiền đóng

Người thứ nhất

67.050 đồng/tháng (804.600 đồng/năm)

Người thứ hai

46.935 đồng/tháng (563.220 đồng/năm)

Người thứ ba

40.230 đồng/tháng (482.760 đồng/năm)

Người thứ tư

33.525 đồng/tháng (402.300 đồng/năm)

Người thứ năm
trở đi

26.820 đồng/tháng (321.840 đồng/năm)

4. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022

Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:

* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;

– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);

– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 8,94 triệu đồng);

– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;

– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

5. Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2022

– Người có tên trong sổ hộ khẩu, người có tên trong sổ tạm trú, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT trừ những người đã tham gia BHYT thuộc các nhóm sau đây:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng

Lưu ý: Nếu đã tham gia BHYT hộ gia đình theo sổ hộ khẩu thì không tham gia BHYT hộ gia đình theo sổ tạm trú.

– Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

(Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button