Hỏi Đáp

Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không? Trong quá trình sản xuất lao động trong đời sống, không ít các vụ tranh chấp lao động xảy ra với mức độ, tính chất, quy mô từ nhỏ đến lớn. Vậy pháp luật quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ nhé.

Bạn đang xem: Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Contents

1. Tranh chấp là gì?

Tranh chấp là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản. Nguyên nhân xuất phát tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức bắt nguồn từ việc gây ảnh hưởng tới quyền lợi, lợi ích của các bên.

2. Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tại Khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định các loại tranh chấp lao động, bao gồm tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức và giữa tổ chức với nhau.

+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa:

– Người lao động với người sử dụng lao động;

– Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

3. Tranh chấp lao động cá nhân có bắt buộc hòa giải không?

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết theo Điều 188 Bộ luật lao động 2019.

Do đó, tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải.

4. Tranh chấp lao động tập thể có bắt buộc hòa giải không?

Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tranh chấp lao động tập thể như sau:

1b. Tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1c. Tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ vào quy định trên, tranh chấp lao động tập thể phải được giải quyết qua thủ tục hòa giải

5. Các tranh chấp bắt buộc phải hòa giải

Tranh chấp lao động là tất cả những tranh chấp phát sinh xoay quanh mối quan hệ lao động, tuy nhiên, không phải tranh chấp lao động nào cũng phải bắt buộc giải quyết qua con đường hòa giải. Các trường hợp sau đây không phải bắt buộc giải quyết bằng hòa giải:

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, những trường hợp tranh chấp lao động không thuộc các trường hợp không phải bắt buộc giải quyết bằng hòa giải như trên thì thuộc vào trường hợp còn lại, tức là phải giải quyết qua con đường hòa giải.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

  • Làm sao để nhà mua trước hôn nhân không thành tài sản chung 2022?
  • Vị trí, vai trò của người đảng viên trong giai đoạn hiện nay
  • Chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h năm 2022 bị phạt bao nhiêu?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button