Hỏi Đáp

Thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất

Thủ tục ly hôn thuận tình bao gồm trình tự các công việc mà bạn phải thực hiện khi bạn và người bạn đời của mình sau khi đã có quyết định rõ ràng cho cuộc hôn nhân của mình và không thể hàn gắn được nữa. Để giúp các bạn có thể hiểu và nắm rõ về thủ tục ly hôn, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các bạn các quy định, luật, thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề này.

Bạn đang xem: Thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất

  • Đơn yêu cầu công nhận việc thuận tình ly hôn
  • Đơn khởi kiện ly hôn

Contents

1. Thuận tình ly hôn là gì?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng.

Trong đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:

  • Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
  • Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.

Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật hôn nhân gia đình quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:

  • Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
  • Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
  • Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn

  • Nếu đơn phương xin ly hôn thì Toà án Nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu thuận tình ly hôn thì các bên có thể lựa chọn toà án nơi một trong hai bên đang cư trú. Nếu trong vụ án ly hôn có tranh chấp mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố (điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Nếu thuận tình ly hôn có thể lựa chọn toà án nơi người vợ hoặc người chồng đang cư trú.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn

Thủ tục thuận tình ly hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

Lưu ý: Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.

Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn;

Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án;

Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.

Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.

Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

4. Thủ tục xin ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên)

Thủ tục xin ly hôn đơn phương

Bước 1: Vợ hoặc chồng (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Lưu ý: Nếu vợ/chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;

Lưu ý: Trong thực tế thời gian này thường lâu hơn.

Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

5. Hồ sơ xin thuận tình ly hôn

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
  • CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Lưu ý:

  • Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

5. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình

Mặc dù việc ly hôn do hai vợ chồng thuận tình thì thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn nếu chỉ có yêu cầu của một bên. Tuy vậy, thủ tục vẫn phải thực hiện theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Do đó, thời gian để giải quyết việc ly hôn thuận tình cũng phải trải qua các mốc: Xem xét đơn, nộp tiền lệ phí tạm ứng, Tòa án thông báo thụ lý, chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận ly hôn thuận tình…

Dù vậy, thời gian này chỉ là con số tương đối vì còn căn cứ vào nhiều yếu tố, tình tiết cụ thể của từng vụ việc. Do đó, thời gian thông thường để giải quyết một vụ thuận tình ly hôn khoảng từ 02 – 03 tháng. Nếu Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời gian là 30 ngày.

6. Lệ phí thuận tình ly hôn

Tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau:

– Không có giá ngạch: 300.000 đồng;

– Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục về hôn nhân gia đình trong mục biểu mẫu

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button