Hỏi Đáp

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố n­ước ngoài

Hiện nay rất nhiều gia đình không may mắn không có con và các cặp vợ chồng này thường nghĩ đến việc nhận con nuôi. Các thủ tục nhận nuôi con nuôi rất phức tạp và nhiều giai đoạn, đặc biệt là thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Bạn đang xem: Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố n­ước ngoài

  • Chế độ thai sản khi nhận con nuôi
  • Thay tên, đổi họ cho con nuôi phải làm những thủ tục gì?

Thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Cơ sở pháp lý 

  • Luật nuôi con nuôi năm 2010.
  • Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
  • Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP.

2. Vấn đề chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

a. Khái niệm

  • Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
  • Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
  • Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

b. Người được nhận nuôi

  • Trẻ em dưới 16 tuổi
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
    • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
    • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng

3. Điều kiện đối với người nhận nuôi

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và các điều kiện đối với người nhận nuôi giống như nuôi con nuôi trong nước
  • Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện như đối với người nhận nuôi giống như nuôi con nuôi trong nước và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

4. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký

  • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  • Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm

5. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

a. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi:

  • Hồ sơ của người nhận con nuôi trong trường hợp xin không đích danh:
    • Đơn xin nhận con nuôi;
    • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
    • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
    • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
    • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
    • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
    • Phiếu lý lịch tư pháp;
    • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Hồ sơ của người nhận con nuôi trong trường hợp xin đích danh: Ngoài các giấy tờ như đối với trường hợp xin không đích danh, người nhận con nuôi đích danh, tùy từng trường hợp cụ thể còn phải có các giấy tờ tương ứng sau đây để chứng minh thuộc trường hợp xin đích danh:
    • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ hoặc mẹ kế với cha đẻ của người được nhận làm con nuôi trong trường hợp xin nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi.
    • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
    • Bản sao quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em đang được nhận làm con nuôi là anh, chị, em ruột.
    • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo.
    • Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

b. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
  • Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em.

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

6. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

a. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nhận nuôi con nuôi không đích danh:

  • Bước 1:
    • Người nhận con nuôi nộp hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi Cục con nuôi, Bộ Tư Pháp. Cục con nuôitiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định điều kiện của người xin nhận con nuôi.
    • Cục Con nuôi gửi công văn cho Sở Tư pháp để đề nghị cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em; Sở Tư pháp kiểm tra và gửi công văn báo cáo kết quả về Cục Con nuôi;
    • Cục con nuôi thông báo cho người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu.
    • Người nhận con nuôi trả lời về việc đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi.
  • Bước 2:
    • Sau khi người nhận nuôi con nuôi trả lời bằng văn bản về sự đồng ý, Cục Con nuôi gửi Công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em.
    • Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Nếu thấy cần thiết thì đề nghị cơ quan công an địa phương xác minh để đảm bảo trẻ em có nguồn gốc rõ ràng.
    • Cục Con nuôi thẩm tra hồ sơ của trẻ em, cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Bước 3:
    • Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam hoàn tất thủ tục;
    • Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
    • Người nhận con nuôi nhận Quyết định tại Sở Tư pháp.

b. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nhận nuôi con nuôi đích danh:

  • Bước 1: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ:
    • Nếu người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam;
    • Nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
    • Hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa – Sở Tư pháp.
  • Bước 2:
    • Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Nếu thấy cần thiết thì đề nghị cơ quan công an địa phương xác minh để đảm bảo trẻ em có nguồn gốc rõ ràng.
    • Cục Con nuôi thẩm tra hồ sơ của trẻ em, cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Bước 3:
    • Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam hoàn tất thủ tục;
    • Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
    • Người nhận con nuôi nhận Quyết định tại Sở Tư pháp.

7. Lệ phí

  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.

8. Các trường hợp bị cấm khi nuôi con nuôi

  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã giới thiệu đến bạn đọc thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button