Hỏi Đáp

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con ?

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con 2022? Con cái luôn là tài sản quý báu của cha mẹ. Vì vậy mà cuộc chiến giành quyền nuôi con thường diễn ra rất khốc liệt khi cha mẹ ly hôn. Vậy thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con và không có thu nhập ổn định có được giành quyền nuôi con? Bài viết này của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp các thắc mắc cho độc giả về vấn đề nêu trên.

Bạn đang xem: Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con ?

Thu nhập là một trong những điều kiện giành quyền nuôi con
Thu nhập là một trong những điều kiện giành quyền nuôi con

Contents

1. Lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con?

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, quyền nuôi con sau ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, người được quyền nuôi con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi nhân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Trong trường hợp, hai vợ chồng không thể thỏa thuận được ai sẽ nuôi dưỡng con cái thì lúc này Tòa án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Một số quyền lợi được xét đến như: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…

Như vậy, xét một cách cơ bản thì người nào có điều kiện tốt hơn về thu nhập, tài sản, công việc sẽ giành được quyền nuôi con.

Do đó, thu nhập của bố, mẹ cũng chỉ là một trong những tiêu chí để Tòa án căn cứ và xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Bởi vậy, không có quy định cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con.

2. Thu nhập dưới 10 triệu/tháng có được quyền nuôi con?

Điều kiện giành quyền nuôi con được pháp luật quy định chi tiết
Điều kiện giành quyền nuôi con được pháp luật quy định chi tiết

Theo như mục 1 đã phân tích, do không có quy định cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con nên vấn đề mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng vẫn được quyền nuôi con.

Tuy nhiên mức thu nhập chỉ là một trong các căn cứ để tòa án xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng nên để giành được quyền nuôi con thì các bên còn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như điều kiện vật chất, tinh thần, tình yêu thương, thời gian chăm sóc nuôi dạy con…

3. Không có thu nhập ổn định, có được giành quyền nuôi con?

Theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì khi xem xét giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận của cha và mẹ.

Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ.

Trong trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên mà vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ xác định ai là người trực tiếp nuôi con.

Tòa án sẽ xác định ai là người trực tiếp nuôi con trên các tiêu chí như:

  • Điều kiện vật chất: mức thu nhập, điều kiện kinh tế có đủ cho con ăn học, nuôi dưỡng, chăm sóc…con tốt không.
  • Điều kiện tinh thần: có giành thời gian quan tâm, yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy con tốt không.
  • Những điều kiện khác: môi trường sống lành mạnh, nơi ở cố định…để có điều kiện nuôi dạy con phát triển tốt.

Vì vậy, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định ai được quyền nuôi con, và nếu không có thu nhập ổn định thì có thể sẽ trở thành bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.

Tuy nhiên, nếu chứng minh được thu nhập của bạn vẫn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học đầy đủ… thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết các thắc mắc xoay quanh vấn đề thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con. Mời các bạn tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Dân sự, Hôn nhân và gia đình mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button