Hỏi Đáp

Dân chủ gián tiếp là gì 2022?

Dân chủ gián tiếp là gì 2022? Mỗi người dân đều có quyền làm chủ đối với đất nước của mình, nhưng quyền làm chủ gián tiếp là gì và có những hình thức như thế nào thì không hẳn là ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin được giả đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề về dân chủ gián tiếp và các hình thức dân chủ gián tiếp ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem: Dân chủ gián tiếp là gì 2022?

Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

1. Dân chủ gián tiếp là gì?

Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

Như vậy, dân chủ gián tiếp là dân chủ đại diện, mà yếu tố quan trọng nhất là trong đó người dân có quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình để bảo vệ, quản lý, thiết lập và thực hiện tất cả các lợi ích của người dân.

Những người được bầu đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và phải hành động dựa trên nguyên tắc đó.

2. Hình thức dân chủ gián tiếp ở Việt Nam

Nhận thức đúng về dân chủ ở Việt Nam
Nhận thức đúng về dân chủ ở Việt Nam

Căn cứ Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Như vậy hình thức dân chủ gián tiếp ở Việt Nam là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước.

Tóm lại dân chủ gián tiếp ở Việt Nam bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Việc bầu cử quốc hội được quy định ở Điều 7 Hiến pháp 2013:

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Việc bầu cử này được tiến hành bằng bỏ phiếu trực tiếp, nghĩa là người dân bỏ phiếu kín trực tiếp cho người mà họ muốn chọn làm đại diện cho mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính công dân đó.

Tuy nhiên, về mặt hiệu quả của chế độ dân chủ đại diện không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay vẫn còn gây ra những nghi ngờ, lo ngại. Vì vậy những người được dân chúng bầu chọn và nắm giữ quyền lực tại các cơ quan công quyền phải được đổi mới liên tục. Điều đó có nghĩa là, có quy định về thời gian cố định rất cụ thể trong hệ thống pháp luật để tiến hành các cuộc bầu cử mới.

Trong Khoản 2 Điều 7 Hiến pháp 2013 cũng đề cập đến việc người được bầu chọn sẽ bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

3. Ví dụ về dân chủ gián tiếp ở trường học

Trong đời sống ta gặp rất nhiều trường hợp về dân chủ gián tiếp, ví dụ như:

Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.

Hay ví dụ trong trường học, lớp trưởng xin ý kiến giáo viên về việc dạy thêm cho lớp môn toán để các bạn nắm vững kiến thức trước kỳ thi cuối kỳ.

Như vậy, bài viết đã làm rõ vấn đề dân chủ gián tiếp và các hình thức dân chủ gián tiếp ở Việt Nam. mời bạn tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button