Quy phạm của pháp luật là gì? Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm của pháp luật là gì? Quy phạm pháp luật là một nội dung trong hệ thống pháp luật hiện nay. Quy phạm pháp luật thực chất là gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Bạn đang xem: Quy phạm của pháp luật là gì? Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Contents
1. Quy phạm của pháp luật là gì? Cho ví dụ
Theo điều 3 Luật ban hành văn bản pháp luật 2015 quy định:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Như vậy quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành áp dụng cho toàn dân, mọi người dân đều phải tuân theo quy định pháp luật đã đặt ra, việc thực hiện đúng theo quy phạm pháp luật thì được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Quy phạm pháp luật thực chất là điều luật được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. ví dụ như trong văn bản pháp luật hình sự có quy định:
Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đây chính là một quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật Hình sự được ban hành năm 2015.
2. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa theo điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy văn bản quy phạm pháp luật là một văn bản chung tập hợp các quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung của văn bản đó. Những văn bản pháp luật khi ban hành đều phải tuân thủ quy định chặt chẽ nếu không thì sẽ không có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật dễ thấy đó là luật hành chính, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật thương mai, Luật doanh nghiệp, Luật thuế,….
Mỗi văn bản quy phạm pháp luật lại quy định về một chủ đề cụ thể trong đời sống xã hội.
3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của một quy phạm pháp luật hay còn gọi là một điều luật thì sẽ có giả định, quy định và chế tài.
- Giải định là giả thiết đặt ra trong trường hợp nào thì đối tượng vi phạm bị áp dụng điều luật này.
- Quy định là những điều mà nhà nước quy định công dân được phép thực hiện hoặc bắt buộc công dân phải thực hiện trong trường hợp đó.
- Chế tài là nêu ra biện pháp trừng phạt đối với hành vi của người vi phạm trong giả định nêu ra.
Đây là ba cấu thành cơ bản của một quy phạm pháp luật, nhưng không nhất thiết phải bắt buộc cả 3 thành phần trên và cũng khó tìm thấy một quy phạm pháp luật có đủ 3 cấu thành này. Trong các văn bản pháp luật như hành chính, dân sự thì gần như đều chỉ có giả định và quy định được nêu ra là yêu cầu công dân chỉ được thực hiện hoặc buộc thực hiện như nội dung. Còn văn bản pháp luật về hành chính, xử phạt hành chính thì gần như chỉ có cấu thành là giả định và chế tài.
Giả định là một nội dung bắt buộc trong các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật.
4. Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật sẽ mang trong mình những đặc điểm như sau:
- Là quy tắc có tính bắt buộc chung
- Được thể hiện dưới hình thức xác định là văn bản
- Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;
Quy phạm pháp luật được đặt ra thực chất là bắt nguồn từ những mối quan hệ trong xã hội nảy sinh cần pháp luật điều chỉnh. Những nội dung mà quy phạm pháp luật nêu ra là nhằm chấn chỉnh những xử sự sai phạm của con người vào đúng khuôn khổ của chúng.
Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Quy phạm của pháp luật là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp