Hỏi Đáp

Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào?

Trong lịch sử nhân loại có nhiều kiểu nhà nước khác nhau, mỗi kiểu nhà nước lại mang tư tưởng và đặc trưng khác nhau. Những đặc trưng này sẽ giúp phân biệt các kiểu nhà nước. Vậy với đặc trưng mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là kiểu nhà nước nào? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

Bạn đang xem: Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào?

1. Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào?

Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước Xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là kiểu nhà nước vô sản.

Nhà nước Việt Nam là một nhà nước điển hình cho hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân – giai cấp có đại diện là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng đã lãnh đạo toàn bộ nhân dân đứng lên giành lại độc lập ngày nay và cũng điều hành mọi hoạt động chính trị của nhà nước. Ngoài ra, giai cấp công nhân còn là giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào?
Nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào?

2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử

Trong lịch sử loài người đã trải qua 4 kiểu nhà nước là:

– Nhà nước chủ nô: Kiểu nhà nước có quyền lực chính trị về tay giai cấp chủ nô, chủ nô được xuất hiện khi có sự tan rã chế độ thị tộc bộ lạc, xuất hiện sự tư hữu về tư liệu sản xuất và bắt đầu có sự đối kháng với nhau. Chủ nô là những người nắm giữ về tư liệu sản xuất và cả nô lệ.

– Nhà nước phong kiến: Đây là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử, được hình thành dựa trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong kiểu nhà nước này thì có giai cấp thống trị là địa chủ phong kiến, nông dân chỉ có quyền sở hữu nhỏ phụ thuộc vào địa chủ. Về cơ bản thì nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến có đặc điểm giống nhau. Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực thuộc về hoàng đế.

– Nhà nước tư sản: Nhà nước này ra đời dựa trên dựa trên hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Đây là kiểu nhà nước nâng cao hơn với sự thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước dựa trên danh nghĩa là thuộc về nhân dân. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho nhân dân, ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự phân chia quyền lực và đối trọng với nhau. Nhà nước có chế độ đa nguyên, đa đảng.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Đây là kiểu nhà nước ra đời cuối cùng, nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân và đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. Trong kiểu nhà nước này thì giai cấp thống trị là thuộc về nhân dân lao động. Nhà nước hình thành trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Như vậy có thể thấy nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản có hình thức khác nhau nhưng về bản chất đều là nhà nước bóc lột dựa trên nguyên tắc tư hữu về tư liệu sản xuất. Còn nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, tiến bộ vì đại diện cho nhân dân lao động đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và văn minh.

Trên đây là tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân dân lao động là nhà nước nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button