Nguyên tắc giải quyết việc dân sự trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
Việc giải quyết việc dân sự dường như là phổ biến hiện nay, do nhiều vấn đề phức tạp nên khi giải quyết việc dân sự sẽ khó hơn so với giải quyết vụ án dân sự bởi có những vụ việc chưa có điều luật để giải quyết. Do vậy, bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn.
Bạn đang xem: Nguyên tắc giải quyết việc dân sự trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
Contents
1. Việc dân sự là gì?
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Ví dụ như yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, yêu cầu tuyên bố một người mất tích…
2. Nguyên tắc được hiểu là gì?
Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.
Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.
3. Nguyên tắc giải quyết việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
Thông thường việc giải quyết các vụ việc dân sự sẽ đơn giản hơn giải quyết vụ án dân sự rất nhiều. Tuy nhiên trong trường hợp mà vụ việc cần phải giải quyết chưa hề có trên thực tế và cũng chưa có điều luật nào quy định về trường hợp đó thì cần phải tuân theo những nguyên tắc giải quyết tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để có thể xét xử công bằng, hợp tình hợp lý.
4. Giải quyết việc dân sự bằng việc áp dụng tập quán
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
5. Giải quyết việc dân sự bằng việc áp dụng tương tự pháp luật
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
6. Giải quyết việc dân sự bằng việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật như:
- Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
- Thông báo thụ lý việc dân sự
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp