Hỏi Đáp

Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai báo cáo thuế

Trốn thuế, chậm nộp thuế đương nhiên bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy chậm nộp tờ khai thuế có bị xử lý không?

Bạn đang xem: Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai báo cáo thuế

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai báo cáo thuế 2022 theo quy định mới nhất tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai báo cáo thuế 2021

Contents

1. Tờ khai thuế là gì?

Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.

Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Xử phạt chậm nộp tờ khai thuế

Việc chậm nộp tờ khai thuế có thể chịu các hình thức xử phạt sau theo điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

1. Hình thức xử phạt chính

a) Cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

b) Phạt tiền

  • Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
  • Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
  • Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
  • Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.

c) Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.

d) Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.

d) Buộc lập hóa đơn theo quy định.

e) Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.

g) Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

h) Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

3. Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế

Căn cứ điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ta có các mức phạt sau:

Thời gian chậm nộp Mức phạt
1 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ Phạt cảnh cáo
01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp phía trên) 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
31 ngày đến 60 ngày 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
61 ngày đến 90 ngày

8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
  • 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
  • Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cách tính ngày chập nộp tờ khai thuế

Căn cứ vào Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019 thì thời hạn kê khai thuế, cụ thể sẽ có các mốc thời gian sau:
BÁO CÁO HẠN NỘP
TỜ KHAI THEO THÁNG THEO QUÝ THEO NĂM
Thuế Giá trị gia tăng Ngày 20 của tháng sau Ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau (Ngày 30 hoặc 31)
Thuế Thu nhập cá nhân Ngày 20 của tháng sau Ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau (Ngày 30 hoặc 31)
Thuế Thu nhập doanh nghiệp Không cần nộp tờ khai, chỉ cần tạm tính và nộp tiền thuế (nếu có)
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Ngày 20 của tháng sau Ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau (Ngày 30 hoặc 31)
Báo cáo tài chính;
Quyết toán thuế TNDN; TNCN
Ngày 31/03 của năm sau năm báo cáo

=> Căn cứ vào thời hạn nộp báo cáo thuế nêu trên, số ngày chậm nộp (nộp trễ) tờ khai thuế sẽ được tính từ ngày tiếp theo của hạn chót nộp hồ sơ khai thuế.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp quy định pháp luật về “Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan
  • Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
  • Phạt trốn thuế thế nào?
  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button