Lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không?
Lỗi vượt đèn vàng 2022 có bị phạt không? Vượt đèn đỏ đương nhiên bị phạt nhưng với đèn vàng thì sao? Vượt đèn vàng có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.
Bạn đang xem: Lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không?
Contents
1. Lỗi vượt đèn vàng 2022 có bị phạt không?
Muốn trả lời được câu hỏi vượt đèn vàng có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không chúng ta hãy đối chiếu quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan như sau:
– Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 thì khi gặp tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
– Bên cạnh đó, QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định:
Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
=> Không chỉ vượt đèn đỏ mà vượt đèn vàng cũng là hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ.
Hành vi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật với mức phạt tại mục 2 bài này.
2. Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu 2022?
Mức xử phạt lỗi vượt đèn vàng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) quy định như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 4 – 6 triệu đồng (Quy định cũ là 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) |
Xe máy, xe máy điện | 800.000 đồng – 01 triệu đồng (Quy định cũ là 600.000 đồng đến 1 triệu đồng) |
Xe đạp, xe đạp điện | 100.000 đồng – 200.000 đồng |
Người đi bộ | 60.000 đồng – 100.000 đồng |
Như vậy, mức phạt lỗi vượt đèn vàng từ 1/1/2022 đối với xe ô tô, xe gắn máy đã tăng so với quy định trước đó. Mức tăng gần gấp rưỡi thể hiện sự nghiêm minh trong pháp luật giao thông đường bộ, có tính chất răn đe những hành vi vi phạm của người dân, đồng thời nhằm nâng cao bộ mặt giao thông đô thị.
3. Ô tô vượt đèn vàng có bị phạt không?
Theo quy định đã đề cập tại phần trên, người điều khiển ô tô khi tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt theo điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với mức tiền phạt cụ thể là 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, chủ thể vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng dến 03 tháng
4. Xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Xe máy vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 được SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức phạt này thấp hơn ô tô rất nhiều. Tuy nhiên người điều khiển xe gắn máy vẫn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng dến 03 tháng tương tự như xe máy.
5. Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp
Phạt giao thông đối với xe máy
STT | Lỗi | Mức phạt tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
1 | Xi nhan khi chuyển làn | 100.000 – 200.000 đồng |
2 | Xi nhan khi chuyển hướng | 400.000 – 600.000 đồng |
3 | Chở theo 02 người | 300.000 đồng – 400.000 đồng 200.000 – 300.000 đồng |
4 | Chở theo 03 người | 400.000 – 600.000 đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) |
5 | Không xi nhan, còi khi vượt trước | 100.000 – 200.000 đồng |
6 | Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) | 800.000 đồng – 1.000.000 đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) |
7 | Vượt đèn đỏ, đèn vàng | 800.000 đồng – 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) |
8 | Sai làn | 400.000 – 600.000 đồng |
9 | Đi ngược chiều | 01 – 02 triệu đồng |
10 | Đi vào đường cấm | 400.000 – 600.000 đồng |
11 | Không gương chiếu hậu | 100.000 – 200.000 đồng |
12 | Không mang Bằng | 100.000 – 200.000 đồng |
13 | Không có Bằng | 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng |
14 | Không mang đăng ký xe | 100.000 – 200.000 đồng |
15 | Không có đăng ký xe | 300.000 – 400.000 đồng |
16 | Bảo hiểm | 100.000 – 200.000 đồng |
17 | Không đội mũ bảo hiểm | 200.000 – 300.000 đồng |
18 | Vượt phải | 400.000 – 600.000 đồng |
19 | Dừng, đỗ không đúng nơi quy định | 200.000 – 300.000 đồng |
20 | Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở | 02 – 03 triệu đồng (tước Bằng từ 10 – 12 tháng) |
21 | Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở | 04 – 05 triệu đồng (tước Bằng từ 16 – 18 tháng)
|
22 | Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở | 06 – 08 triệu đồng (tước Bằng từ 22 – 24 tháng) |
23 | Chạy quá tốc tộ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h | 200.000 – 300.000 đồng |
24 | Chạy quá tốc tộ quy định từ 10 đến 20 km/h | 600.000 đồng – 01 triệu đồng |
25 | Chạy quá tốc tộ quy định trên 20 km/h | 04 – 05 triệu đồng (tước Bằng từ 02 – 04 tháng) |
Phạt giao thông ô tô
So với mức phạt giao thông xe máy, những lỗi vi phạm giao thông với ô tô sẽ bị xử nặng hơn nhiều lần, có những lỗi số tiền phạt lên đến hàng chục triệu đồng.
Lỗi | Mức phạt |
Không thắt dây an toàn |
|
Chuyển làn không có tín hiệu báo |
|
Dừng – Đỗ xe không đúng nơi quy định |
|
Chạy xe quá tốc độ cho phép |
|
Vượt đèn đỏ, đèn vàng |
|
Chở quá số người quy định |
|
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe |
|
Đi vào đường cấm, đường một chiều |
|
Lái xe sau khi đã uống rượu bia |
|
Quên hoặc không có giấy phép lái xe |
|
Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa gửi đến bạn đọc câu trả lời của câu hỏi: Vượt đèn vàng có bị phạt không? Vượt đèn vàng có thể gây nguy hiểm đến bản thân người tham gia giao thông và những người lưu thông khác trên đường. Do đó, các bạn nên giảm tốc độ khi thấy đèn vàng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Các bài viết liên quan:
- Lỗi ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2022?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp