Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện?
Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện? Tình trạng lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội hiện rất phổ biến với nhiều hình thức và câu chuyện khác nhau. Mới đây một hình thức lừa đảo qua điện thoại mới đây là gọi điện báo con của bạn đang cấp cứu ở bệnh viện và yêu cầu người bị hại làm theo. Dưới đây hoatieu.vn sẽ hướng dẫn xử trí với tình huống này khi bạn gặp phải để tránh sa bẫy những kẻ lừa đảo.
Bạn đang xem: Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện?
Contents
1. Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện?
Những trường hợp lừa đảo mới đây của những kẻ gian khi gọi cho những phụ huynh và báo rằng con em của mình bị tai nạn và đang cấp cứu ở bệnh viện, từ đó kẻ gian yêu cầu phụ huynh các em chuyển tiền để các em có thể được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Khi gặp những trường hợp như vậy các phụ huynh cần thật bình tĩnh và xử trí như sau:
– Đầu tiên phụ huynh cần xác nhận thông tin với người gần với con em mình nhất như trường học, giáo viên, nơi con em mình làm việc, bệnh viện, bác sĩ nơi mà đối tượng gọi điện cung cấp thông tin để kiểm chứng. Bởi những kẻ lừa đảo chỉ lừa được những người lo lắng, mất bình tĩnh vì lo cho con và nhẹ dạ để học chuyển tiền luôn rồi biến mất.
– Sau khi xác nhận chính xác là con mình không có vấn đề như đối tượng cung cấp thì mọi người nên báo với cơ quan công an gần nhất hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan công an qua số điện thoại của khu vực để cung cấp thông tin và phối hợp điều tra. Như ở TP.HCM thì số trực ban công an là 069.3187.344, số trực ban phòng Cảnh sát hình sự là 069.3187.200
Lưu ý: Trong những tình huống như vậy thì mọi người phải thật sự lấy bình tĩnh và không chuyển tiền cho đối tượng khi chưa xác thực, căn cứ rõ ràng về viện phí của cơ sở khám, chữa bệnh tránh lừa đảo.
2. Hướng dẫn tố giác tội phạm
Để tố giác tội phạm thì người dân có thể làm những cách như sau:
Cách 1: Người dân làm đơn tố giác gửi lên cơ quan điều tra ở khu vực cư trú:
Người dân làm hồ sơ đầy đủ như sau để nộp lên cơ quan công an:
- Đơn trình báo công an;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
Cách 2: Trình báo, cung cấp thông tin qua mạng:
Với những đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng thì người dân nên liên hệ tới những địa chỉ sau để trình báo:
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Cách 3 là người dân có thể trình báo qua ứng dụng điện tử VneID.
Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp