Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú
Đã là một người Đảng viên thì phải mẫu mực. Việc pháp luật quy định sát sao đối với những đội tượng này là để họ làm gương cho những người dân bình thường. Vậy Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú được pháp luật quy định ra sao. Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Bạn đang xem: Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú
Contents
1. Có con ngoài giá thú là gì?
Ta có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Chẳng hạn như:
- Hai người độc thân không kết hôn với nhau mà có con thì con đó được gọi là con ngoài giá thú.
- Nam hoặc nữ đã có gia đình mà quan hệ bất chính với người khác và có con thì con đó gọi là con ngoài giá thú.
2. Đảng viên có con ngoài giá thú bị xử phạt thế nào?
Ta căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 24 Quy định số 102-QĐ-TW:
Điều 24. Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
Ta hiểu rằng, việc có con ngoài giá thú là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà pháp luật hình sự quy định như sau:
Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể hiểu như sau:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Do đó, Đảng viên khi có con ngoài giá thú sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Không chỉ vậy, theo quy định tại Điều 35 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Vì thế, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, người nào là Đảng viên mà có con ngoài giá thú, vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì ngoài việc bị khai trừ ra khỏi Đảng; bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thì còn bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm tùy mức độ vi phạm.
3. Xử lý đảng viên vi phạm chính sách dân số
Căn cứ quy định tại Điều 27, Chương III, Quy định số 102-QĐ/TW như sau:
Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.
Như vậy, khi Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình tùy tức mức độ vi phạm nêu trên mà nhận được hình phạt tương ứng như khiển trách; cảnh cáo; cách chức; khai trừ..
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bản nhận xét Đảng viên dự bị, Hướng dẫn khai phiếu Đảng viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp