Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không 2023?
“Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?” chắc hẳn là vấn đề mà nhiều người thắc mắc
Bạn đang xem: Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không 2023?
Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giúp các độc giả trả lời câu hỏi “Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?” theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Nghị định 166/2013/NĐ-CP về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Contents
1. Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
Nước ta là nước có dân số đông lại sở hữu số lượng xe máy đông đảo và các phương tiện cá nhân khác như xe đạp, xe đạp điện, xe máy. Tình trạng xảy ra tắc đường hiện nay không chỉ có ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… mà đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác. Hơn nữa, ý thức tham gia giao thông của nhiều người thiếu văn hóa giao thông, thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn trên đường. Chính vì vậy, ngoài việc quy định tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn giao thông, Nhà nước ta đã ban hành ra những chế tài xử lý vi phạm giao thông để hạn chế những tình trạng trên.
Nộp phạt vi phạm là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải chịu khi vi phạm quy định pháp luật (chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự).
Điều 83 VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Do đó, khi bạn từ chối thực hiện theo quyết định xử phạt này thì bạn sẽ bị cưỡng chế thực hiện bằng một trong các biện pháp sau tại chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
- Khấu trừ tiền từ tài khoản
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
2. Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị phạt thêm không?
Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi tại khoản 39 Điều 1 Luật xử lý vi phạm sửa đổi năm 2020 được quy định như sau:
“Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Do vậy, nộp phạt vi phạm giao thông muộn thì các bạn chắc chắn sẽ bị phạt thêm. Với mức phạt là 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp/ngày. Thời gian nộp chậm của bạn càng dài thì số tiền bạn phải nộp càng lớn.
3. Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Sau khi bị phạt có nhiều người không biết phải đóng tiền phạt, nộp phạt biên bản vi phạm giao thông ở đâu?
Điều 20 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
– Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
4. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến
Để tạo điều kiện dễ dàng cho người nộp phạt, bên cạnh hình thức nộp trực tiếp, Nhà nước triển khai thêm các hình thức nộp phạt online và nhờ thế các bạn có thể nộp phạt ngay tại nhà qua 2 cách sau
Cách 1: Chuyển khoản đến ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt thông qua ứng dụng Internet Banking.
Cách 2: Nộp phạt online thông qua website https://dichvucong.gov.vn (Cổng dịch vụ công quốc gia). Để biết rõ thêm về các bước thực hiện cách này, mời các bạn tham khảo bài: Cách nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến.
5. Các câu hỏi liên quan
Sau đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin gửi đến bạn đọc các câu hỏi phổ biến nhất liên quan vấn đề không nộp phạt vi phạm giao thông, nộp phạt vi phạm giao thông muộn
Không nộp phạt vi phạm giao thông có bị xử phạt thêm?
Như đã trình bày ở trên, khi bạn vi phạm giao thông là bạn đã vi phạm quy định về quản lý hành chính nhà nước, do đó bạn bắt buộc phải nộp, nếu không tự nguyện nộp trong thời hạn yêu cầu thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Và lúc này các bạn sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp phạt tại mục 2 bài này.
Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm?
Khi bạn chậm nộp phạt, bạn sẽ phải chịu thêm khoản tiền chậm nộp: 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp/ngày
Ta có công thức sau:
Số tiền phạt phải nộp = Số tiền phạt chưa nộp + Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% × số ngày
=> Nếu bạn nộp phạt muộn 1 năm thì số tiền phạt bạn phải nộp được tính như sau:
Số tiền phải nộp = Số tiền phạt chưa nộp + Số tiền chưa nộp × 0,05% × 365 ngày
Số tiền phải nộp = Số tiền phạt chưa nộp × (1 + 0,05% × 365 ngày).
Một ví dụ khác để các bạn hiểu thêm:
Ví dụ: Bạn bị phạt 6.000.000 đồng vì vi phạm nồng độ cồn. Bạn bị phạt ngày 12/12/2020. Thời gian nộp phạt trong 10 kể từ ngày 12/12/2020. Tuy nhiên, đến ngày 23/02/2021 bạn mới đi nộp phạt.
Số tiền phạt nộp chậm sẽ được tính từ ngày 23/12/2020 đến ngày 23/02/2021. Tức 60 ngày.
Số tiền phải nộp = Số tiền phạt chưa nộp × (1 + 0,05% × 60 ngày) = 7,080,000 VNĐ.
6. Không nộp phạt nguội có sao không?
Phạt nguội là khái niệm khá mới mẻ một vài năm trở lại đây, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tới người dân. Thực chất, phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm đối với các phương tiện đã vi phạm trước đó được camera lắp đặt trên đường phố ghi lại và gửi về cho trung tâm, người có hành vi vi phạm đó phải sẽ nộp phạt khi nhận được thông báo. Hay còn gọi phạt nguội là hình thức xử phạt gián tiếp, hình thức phạt trực tiếp là CSGT xử lý ngay khi hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tham khảo thêm mục 2 tại bài viết, nộp phạt là nghĩa vụ của người có hành vi vi phạm quy định giao thông, nếu không tiến hành nộp phạt sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành và phải nộp thêm tiền chậm nộp phạt, cứ chậm 1 ngày tính thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi tại khoản 39 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 được quy định như sau:
“Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Người vi phạm có trách nhiệm nộp phạt tới Kho bạc nhà Nước trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và số tiền phạt nộp chậm sẽ là 0.05% X tổng số tiền phạt chưa nộp.
7. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành căn cứ theo Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được quy định cụ thể tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm:
- Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
- Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá, tuy nhiên pháp luật quy định không được kê biên gồm đồ dùng thờ cúng, di vật, huân chương, thuốc chữa bệnh, lương thực, công cụ lao động duy nhất, nhà ở duy nhất…
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Các biện pháp thi hành cưỡng chế nhằm mục đích bắt buộc người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt cho hành vi vi phạm của mình đã gây ra. Có thể thấy rằng, các quy định trên của pháp luật mang tính nhân văn, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế phải xem xét tình hình, điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
8. Nộp phạt vi phạm giao thông tại ngân hàng gần nhất có được không?
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt.
Những ngân hàng nào mà Kho bạc nhà nước mở tài khoản thì cá nhân, tổ chức có thể đến nộp tiền phạt. Nếu ngân hàng gần nhà bạn nhất có liên kết với Kho bạc nhà nước thì bạn hoàn toàn có thể đến nộp tiền phạt.
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không 2023? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan
- Lái xe khi đã bị tước bằng lái 2023 bị xử phạt ra sao?
- Lỗi quá tốc độ năm 2023 phạt bao nhiêu?
- Lỗi không xi nhan năm 2023 phạt bao nhiêu?
- Lỗi hết hạn đăng kiểm năm 2023 phạt bao nhiêu?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp