Hỏi Đáp

Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?

Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào? Nữ khi đi nghĩa vụ quân sự thì cũng cần phải kiểm tra kỹ càng về sức khoẻ có đáp ứng trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự hay không. Vì thế nhiều người quan tâm về việc khám nghĩa vụ quân sự nữ được thực hiện như thế nào? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?

1. Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Tại điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Vì thế với công dân nữ có thể được đi nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện và cơ quan quân đội có nhu cầu. Có thể thấy nghĩa vụ quân sự với nữ là không bắt buộc trong thời bình, nhưng khi nữ tham gia cũng sẽ được kiểm tra sức khoẻ trước khi tham gia nghĩa vụ.

Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?
Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?

2. Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?

Cụ thể khám nghĩa vụ quân sự đối với nữ cũng gần giống đối với nam là có hai vòng khám như sau:

Vòng 1: Khám sơ tuyển tại địa phương (xã) dưới sự chỉ đạo của huyện. Việc khám sơ tuyển sẽ thực hiện những nội dung như sau:

  • Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; (thông thường sẽ khám những nội dung là chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, đọ thị lực mắt,….)
  • Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

Nếu công dân nữ không đạt tiêu chuẩn về những bệnh thuộc diện miễn nghĩa vụ thì sẽ không được đi nghĩa vụ. Còn khi công dân nữ đạt đủ yêu cầu thì sẽ được khám sang vòng 2.

Vòng 2: Khám chi tiết tại Trung tâm y tế huyện. Cụ thể những nội dung khám sức khoẻ vòng 2 là:

  • Khám thể lực: Công dân nữ phải cởi bỏ mũ nón, giày dép, quần áo, đi chân đất, để đầu trần. Trong trường hợp này khác với nam giới, nữ giới sẽ mặc quần dài, áo mỏng. Công dân được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng – BMI.
  • Khám mắt: Người khám được che mắt 01 bên trên bìa cứng, đọc các chữ trên bảng trong thời gian dưới 10 giây. Khoảng cách từ bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
  • Khám răng: Kiểm tra về tình trạng sâu răng, mất răng, răng giả,… hoặc về các bệnh răng miệng như viêm tủy, tủy hoại tử, viêm lợi,…
  • Khám tai – mũi – họng: Kiểm tra tình trạng chóng mặt mê nhĩ, viêm họng mãn tính. Kiểm tra cả sức nghe của người được khám khi nói thầm, nói thường.
  • Khám tâm thần, thần kinh: Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân và các bệnh như teo cơ, nhược cơ, nháy mắt, nháy mồm, nháy mép,…
  • Khám nội khoa: Kiểm tra các bệnh đại tràng, trực tràng, bệnh gan, bệnh phế quản, huyết áp, tim mạch, khớp, thiếu máu nặng thường xuyên,…
  • Khám da liễu: các bệnh về da như nấm da, bọng da, nấm móng, da có vảy,..
  • Khám ngoại khoa: liên quan đến các bệnh về trĩ, giãn tĩnh mạch, kiểm tra chứng bàn chân bẹt,..
  • Khám sản phụ khoa: Việc khám sản phụ khoa với nữ giới cần được thực hiện nơi kín đáo, nghiêm túc, cán bộ nữ thực hiện. Nếu không có cán bộ y tế nữ thì phải là bác sĩ ngoại khoa và có nhân viên nữ tham dự khi khám sản, phụ khoa.

Căn cứ điều 5, 6 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

3. Một số câu hỏi liên quan đến khám nghĩa vụ quân sự nữ?

3.1. Ai thực hiện khám nghĩa vụ quân sự nữ?

Việc khám nghĩa vụ quân sự nữ hiện được nhiều người quan tâm, nhất là vấn đề khám những vùng nhạy cảm của nữ.

Trả lời: Khám nghĩa vụ quân sự nữ các mục như thể lực, tâm thần, da liễu, mắt,… thì không phân biệt cán bộ y tế là nam hay nữ thực hiện.

Tuy nhiên đối với việc khám sản phụ khoa sẽ được cán bộ y tế nữ thực hiện. Nếu như không có cán bộ y tế nữ thì phải có bác sĩ ngoại khoa cùng nhân viên nữ trong quá trình khám. Vì thế bạn đọc yên tâm về vấn đề cán bộ nữ sẽ thực hiện việc khám phụ khoa.

3.2. Quy trình khám nghĩa vụ quân sự với sản phụ khoa nữ như thế nào?

Việc khám phụ khoa với công dân nữ được thực hiện kín đáo với nội dung như sau:

– Bác sĩ chuyên môn nữ tiến hành khám, với công dân nữ màng trinh chưa rách thì thực hiện khám nắn bụng, không sử dụng khám mỏ vịt, không thăm khám âm đạo, chỉ khám qua hậu môn khi cần thiết.

– Với công dân nữ đã rách màng trinh, khi nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa sẽ được khám bằng dụng cụ qua âm đạo để chuẩn đoán.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button