Hỏi Đáp

Đảng viên cần nêu gương thực hiện những gì ?

Đảng viên cần nêu gương thực hiện những gì 2022?Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm “nêu gương” đạo đức là yêu cầu đối với cán bộ Đảng viên, đặc biệt là trong lực lượng cán bộ nhà nước. Vậy Đảng viên cần nêu gương thực hiện những gì 2022? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Đảng viên cần nêu gương thực hiện những gì ?

Trong năm 2022, để nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải thực hiện được những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Quy định 08-QĐ/TW năm 2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Nêu gương là trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên.
Nêu gương là trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên.

1. Trách nhiệm nêu gương của Đảng viên cán bộ cần phải thực hiện

Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được cụ thể hơn về những công việc mà cán bộ, đảng viên nói chung và của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải làm nêu gương. Cụ thể, Bảng tổng hợp như sau:

Chức danh

Yêu cầu phải thực hiện

Yêu cầu phải phòng chống

– Ủy viên Bộ Chính trị;

– Ủy viên Ban Bí thư;

– Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương;

– Tất cả cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp.

– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm.

– Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.

– Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân.

– Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.

– Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia – dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.

– Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

– Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân.

– Định kiến với người góp ý, phê bình.

– Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

– Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể.

– Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.

Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

– Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được phân công. Tâm huyết, tận tuỵ với công việc.

– Tích cực giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; chủ động, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ trong địa phương, lĩnh vực mình phụ trách.

– Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm.

– Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.

– Tích cực thực hiện quy định về phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

– Chủ động thực hiện chủ trương thí điểm của Trung ương; khuyến khích mô hình, cách làm mới, hiệu quả.

– Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tìm tòi, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

– Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi.

– Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.

– Giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ.

– Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận.

– Chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến.

– Bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.

– Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc.

– Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc.

– Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.

– Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống.

– Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.

– Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.

– Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi.

– Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm.

– Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

– Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi.

– Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

2. Liên hệ trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Thực tế hiện nay, cán bộ đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đã phát huy cao độ trách nhiệm, gương mẫu trong cuộc sống và công tác. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, tích cực tự học, tự rèn; không ngại khó khăn gian khổ, chủ động, sáng tạo; là trung tâm đoàn kết lãnh đạo chỉ huy tổ chức, cơ quan mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên chủ trì ở một số đơn vị chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chưa thực sự mẫu mực, cá biệt có đồng chí còn vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật… làm ảnh hưởng lòng tin của quần chúng, đến uy tín của cán bộ đảng viên và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Phát huy vai trò “nêu gương” là vấn đề hết sức quan trọng

Để thực hiện đầy đủ, hiệu quả vấn đề “nêu gương” mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở cần thực hiện tốt những nội dung:

Một là, thực hiện “nói đi đôi với làm”.

Cán bộ đảng viên phải là chuẩn mực lối lối đạo đức gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi để cấp dưới và nhân dân quần chúng noi theo. Kính trên nhường dưới, kính trọng nhân dân, sống có tình nghĩa, mỗi cán bộ, đảng viên phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực, phẩm chất. Sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, nói ít làm nhiều và đạt hiệu quả cao. Đó chính là mệnh lệnh không lời để thu phục nhân tâm, tạo sự yêu mến, tin tưởng của nhân dân với bộ máy chính quyền nhà nước.

Hai là, phải có phương pháp làm việc khoa học.

Luôn tự học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn là trách nhiệm của mỗi cán bộ. Khi thực hiện nhiệm vụ, công việc cần nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, phát huy trí tuệ tập thể, đã nhận nhiệm vụ phải hoàn thành cho bằng được.

Ba là, coi trọng ý thức giáo dục, rèn luyện đạo đức của chính mình.

Lập kế hoạch hành động cụ thể, rèn luyện hàng ngày hàng giờ, vì đạo đức là phải tôi luyện hàng ngày, không ngơi nghỉ với bản thân từng phút giây, tránh bệnh thành tích, phải tuyệt đối không suy thoái, tránh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tránh xa ngã vào lợi ích vật chất.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình.

Việc phê bình và tự phê bình phải được thực hiện tự nguyện, mang ý thức tự giác của từng cá nhân mới có hiệu quả. Phải từ trên xuống, trân trọng lắng nghe ý kiến góp ý của các cán bộ đảng viên trong tổ chức, cơ quan. Có như vậy mới phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.

Trên đây là nội dung hỗ trợ về những việc cần làm để nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết đây là những chức danh bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành. Đảng bộ, chi bộ các cấp phổ biến quy định cụ thể và thực hiện tại cơ sở mình.

Mời các bạn tham khảo thêm một số mẫu bản kiểm điểm cá nhân, bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất đã được Trường Tiểu học Thủ Lệ cập nhật thường xuyên:

  • 6 Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm
  • Bản kiểm điểm Đảng viên của cán bộ quản lý, lãnh đạo
  • Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên
  • Mẫu bản kiểm điểm đảng viên chấp hành điều lệ Đảng
  • Mẫu nghị quyết TW4 – Bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình
  • Bản kiểm điểm Đảng viên hưu trí
  • Bản kiểm điểm Đảng viên trong quân đội

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button