Hỏi Đáp

Hành động thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là như thế nào?

Hành động thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là như thế nào? Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân của một nước. Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Vậy thực hiện sai quyền tự do ngôn luận thì bị xử phạt như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Hành động thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là như thế nào?

1. Hành động thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là như thế nào?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên Facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên Faecbook.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, tức là không vi phạm những điều cấm của luật, công dân có quyền tự do nêu lên ý kiến, quan điểm của mình về mọi vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, những ý kiến quan điểm đó không được nhằm mục đích xấu và gây hại đến cộng đồng, xã hội, nhà nước. Do vậy, các hành vi tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương, nói xấu Đảng, Nhà nước trên Facebook, viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên Faecbook đều thực hiện sai quyền tự do ngôn luận.

2. Quyền tự do ngôn luận là gì?

Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý.

Quyền “tự do biểu đạt” (freedom of expression) đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp. Các thuật ngữ tự do ngôn luận và tự do biểu đạt thường được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các diễn ngôn chính trị. Tuy nhiên, trong ngôn từ pháp lý, tự do biểu đạt bao hàm tất cả hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào thông qua mọi phương tiện truyền thông.

3. Những hành vi ngôn luận đúng pháp luật

Quyền tự do ngôn luận được hiểu là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

VD:

– Viết thư gửi Quốc hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ nguyện vọng của mình.

– Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

4. Những hành vi ngôn luận trái pháp luật

Những hành vi ngôn luận trái pháp luật là việc lợi dụng quyền này đưa ra những phát ngôn mang tính thù ghét, hay có nội dung khiêu dâm,… bởi việc này vi phạm nguyên tắc gây hại hay nguyên tắc xúc phạm, có nghĩa là việc làm có xảy ra xung đột với một số quyền khác trên cơ sở sử dụng quyền tự do ngôn luận.

VD:

– Đăng bài viết trên facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về Đảng và Nhà nước

– Đăng bài viết, video để lăng mạ người khác, nói xấu người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Hành động thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là như thế nào? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button