Hỏi Đáp

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

Mọi người, ai cũng mong muốn được bảo đảm về sức khoẻ của bản thân, bao gồm cả chi phí thanh toán chữa bệnh, vì vậy tham gia BHYT. Tham gia BHYT nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì cũng như các quyền lợi được hưởng khi BHYT đủ 5 năm liên tục. Dưới đây là một số giải đáp của Trường Tiểu học Thủ Lệ về bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì cũng như điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục năm 2022.

Bạn đang xem: Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

Bảo hiểm y tế được nhiều người quan tâm về mức hưởng bảo hiểm y tế, trường hợp người lao động đóng được đủ năm 5 liên tục không có gián đoạn thì được hưởng như thế nào? Những thủ tục để được hưởng quyền lợi bảo hiểm đóng đủ 5 năm liên tục?

1. Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?

Theo Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không quá 03 tháng theo quy định thì trên thẻ BHYT sẽ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.

Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH nêu rõ, người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ ngày …./…./…..” được in phía cuối thẻ BHYT, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.

Ví dụ: Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì ghi từ ngày 01/01/2015.

Với những người chưa đủ 05 năm liên tục thì trên thẻ BHYT sẽ không có dòng chữ này.

2. Quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục

Bảo hiểm y tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT, ngoại trừ trẻ em dưới 06 tuổi, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số…

Tuy nhiên, với những ai đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, quyền lợi của họ của được nâng lên rất nhiều. Cụ thể khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 có nêu:

Người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Tức là, khi tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến), người dân sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

Khi được cấp giấy chứng nhận này, người dân sẽ không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí khám, chữa bệnh (hiện nay, khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, hầu hết người bệnh chỉ được thanh toán 95% hoặc 80% chi phí trong phạm vi được hưởng).

Ví dụ: Người lao động điều trị ung thư có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT là 300 triệu đồng/năm khi chưa đủ điều kiện được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh BHYT tương ứng với 60 triệu đồng.

Khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì sẽ không phải cùng chi trả 60 triệu đồng này nữa.

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

3. Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

Cũng theo quy định này, để được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh, người bệnh phải đáp ứng đủ 03 điều:

(1) Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên

Tức là, trên thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ …/…/…”.

Lưu ý: Nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

(2) Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

Số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh ở đây là số tiền thực tế mà người khám, chữa bệnh phải chi trả trong thời gian khám, chữa bệnh. Ví dụ người bệnh được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh thì người bệnh sẽ phải trả 20% chi phí còn lại là số tiền cũng chi trả chi phí khám, chữa bệnh.

Từ ngày 01/01/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,49 triệu đồng = 8,94 triệu đồng trong cùng một năm.

Hiện nay mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng nên người lao động khi đi khám, chữa bệnh chỉ cần có số tiền cùng chi trả ở mức như trên.

(3) Khám, chữa bệnh đúng tuyến.

4. Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm do cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội cấp, người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục và có mức cùng chi trả viện phí là trên 6 tháng mức lương cơ sở như trên thì sẽ được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.

Giấy tờ này có hiệu lực trong năm đó và để người lao động không phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào cho lần khám, chữa bệnh kế tiếp cho đến hết năm.

5. Thủ tục hưởng BHYT 5 năm liên tục

Theo Thông báo 2298/TB-BHXH ngày 14/11/2018, người có đủ điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Thẻ BHYT;

– Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao);

– Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).

Sau khi có đủ các giấy tờ này, người bệnh nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT để được giải quyết.

Với quy định này có thể thấy, khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh nên lưu giữ hóa đơn, chứng từ cẩn thận để có căn cứ cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ đảm bảo quyền lợi cho mình.

Mời các bạn tham khảo thêm nội dung hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật.

  • Những câu hỏi thường gặp về Thẻ bảo hiểm y tế
  • Thông tuyến bảo hiểm y tế là gì 2022?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button