Hỏi Đáp

Ví dụ về vi phạm kỷ luật 2022

Ví dụ về vi phạm kỷ luật 2022. Trong quá trình tham gia lao động, Người lao động phải tuân thủ các quy định của cơ quan, đơn vị mà mình làm việc. Mỗi nơi lại có những quy định khác nhau, vậy nếu người lao động không tuân thủ theo sẽ là vi phạm quy định, kỷ luật cơ quan đơn vị đó. Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ lấy ví dụ cụ thể về các trường hợp vi phạm kỷ luật, mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Ví dụ về vi phạm kỷ luật 2022

Ví dụ về vi phạm kỷ luật.
Ví dụ về vi phạm kỷ luật.

1. Vi phạm kỷ luật là gì?

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn có những quy định dành cho người lao động, có thể giống và khác nhau. Tuy nhiên người lao động khi tham gia làm việc tại các đơn vị, tổ chức này đều phải tuân thủ và thực hiện theo, nếu không chấp hành theo quy định tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật.

2. Những hành vi vi phạm kỷ luật

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

Những hành vi vi phạm kỷ luật thì phải có lỗi của chủ thể vi phạm và hành vi đó là trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức.

Hành vi vi phạm kỷ luật sẽ bị xét xử theo quy định.
Hành vi vi phạm kỷ luật sẽ bị xét xử theo quy định.

Khi xét xử vi phạm kỷ luật phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định theo luật lao động hiện hành như sau:

– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

3. Lấy ví dụ về vi phạm kỷ luật

Ví dụ 1:  Công ty TNHH Tinh Anh quy định trong nội quy công ty về trang phục hình thức của người lao động là không được nhuộm tóc, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Tuy nhiên chị A là nhân viên bán hàng của công ty lại nhuộm tóc màu xanh và thường xuyên đi làm lúc 9 giờ sáng. đù nhiều lần được bên hành chính nhắc nhở nhưng vẫn không thay đổi. Công ty Tinh Anh đã tiến hành họp xét kỷ luật đối với chị A và ra quyết định sa thải chị A.

Hành vi này của chị A là hành vi có lỗi và trái với quy định công ty. Vì thế đây là vi phạm kỷ luật.

Ví dụ 2:  sinh viên sử dụng tài liệu để quay cóp, làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Hành vi sử dụng tài liệu để quay cóp là hành vi có lỗi cố ý của chủ thể, vi phạm quy định của nhà trường và cuộc thi. Vì vậy đây cũng là vi phạm kỷ luật.

4. Ví dụ về vi phạm kỷ luật nhà nước

Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức nhà nươc luôn có bộ nội quy , quy định riêng dành cho công chức, cán bộ nhà nước, không tuân thủ theo là hành vi vi phạm kỷ luật.

Ví dụ như công chức nhà nước đi làm muôn hơn giờ quy định, có hành vi uống rượu trong giờ làm việc hành chính.

Ngoài ra việc ban hành các văn bản, quy định trái với thẩm quyền được giao cũng là vi phạm kỷ luật nhà nước.

Dù mỗi cơ quan nhà nước sẽ có những quy định riêng biệt nhưng tựu chung vẫn có nhưng điểm tương đồng, các ví dụ trên sẽ được dùng chung cho tất cả các trường hợp.

Bài viết đã đưa ra các ví dụ về vi phạm kỷ luật. Mời bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button