Hỏi Đáp

Quy định mới liên quan đến bằng lái xe ô tô năm

Quy định mới liên quan đến bằng lái xe ô tô

Từ 1/1/2022, các quy định liên quan đến việc học, thi sách hạch, mức xử phạt bằng lái xe ô tô hết hạn,… sẽ có nhiều thay đổi theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Dưới đây là những thay đổi bằng lái xe ô tô áp dụng từ năm 2022 tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Quy định mới liên quan đến bằng lái xe ô tô năm

  • Các trường hợp lái xe gây tai nạn giao thông bị phạt tù
  • Cảnh sát cơ động được phạt lỗi nào từ năm 2020?

1. Thay đổi trong quy chế đào tạo bằng lái xe 2022

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung điều 47 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định đào tạo, giám sát các buổi học bằng lái xe 2022 như sau:

1.1. Quản lý quy trình học bằng lái xe ô tô thông qua thiết bị giám sát

“Cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31 tháng 12 năm 2021; trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.”

Theo đó, năm 2022, việc học lái xe ô tô của học viên sẽ được kiểm soát chặt hơn thông qua các thiết bị giám sát. Do vậy, học viên phải tham gia đầy đủ khóa học thì mới được đăng ký thi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô.

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định việc học bằng lái xe ô tô của học viên sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua thiết bị giám sát (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng

Cũng theo điều khoản này, cơ sở đào tạo sẽ trang bị cabin mô phỏng để dạy lái xe ô tô từ 1/7/2022.

Thêm vào đó, thời gian thực hành trên cabin học lái xe ô tô của 1 học viên được quy định cụ thể tại Khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:

Chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C: 3 giờ

Chương trình đào tạo nâng hạng lái xe (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học): 1 giờ

1.3. Thêm môn học nhưng giữ nguyên tổng thời gian đào tạo lái xe

Thông tư quy định về nội dung học trong chương trình đào tạo như: kỹ thuật lái, văn hoá giao thông, thực hành. Cụ thể:

“Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.”

2. Thay đổi luật thi bằng lái xe 2022

2.1. Thêm nội dung thi bằng lái xe ô tô từ 1/6/2022

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021 quy định, từ ngày 1/6/2022:

“Trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 6 năm 2022”.

Điều này có nghĩa là học viên phải thi thêm thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.

Theo đó, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi:

  • Sát hạch lý thuyết
  • Thi trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
  • Thực hành lái xe trong hình
  • Thực hành lái xe trên đường

Quy trình thi bằng lái xe ô tô bao gồm 4 nội dung: Lý thuyết; Thi trên phần mềm mô phỏng; Lái xe trong hình và lái xe trên đường (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái xe ô tô 2022

Căn cứ Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, việc công nhận kết quả đối với người thi bằng lái xe ô tô 2022 ở tất cả các hạng được đánh giá dựa trên các trường hợp như sau:

Không đạt lý thuyết: không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.

Không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng: được thi thực hành trong hình.

Không đạt nội dung thi thực hành trong hình: không được thi sát hạch lái xe trên đường.

Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt nội dung lái xe trên đường: được bảo lưu kết quả trong vòng 1 năm.

Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường): được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe.

3. Tăng mức phạt đối với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới và mức phạt Giấy phép lái xe hết hạn như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng.

Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên.

4. Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa?

Cụ thể, Điều 57 Thông tư này đưa ra lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET như sau:

– Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12/2016;

– Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020.

Đặc biệt, sau 06 tháng theo lộ trình chuyển đổi trên, người có giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, ngay sau khi quy định này ra đời đã vấp phải không ít ý kiến phản đối của người dân và dư luận. Nhiều người cho rằng việc áp đặt lộ trình này là không có cơ sở pháp lý và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cụ thể làm mất thời gian thực hiện thủ tục hành chính và chi phí chuyển đổi.

Chính vì vậy, ngày 15/4/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 12/2017/TT-BGTVT để thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT.

Thông tư 12 quy định rõ:

Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Từ bắt buộc nay đã chuyển thành khuyến khích. Và như quy định này, trong năm 2020 và cả thời gian sau này, nếu bằng lái xe vẫn còn hạn sử dụng thì người dân hoàn toàn có quyền lựa chọn đi đổi hoặc không đổi bằng lái xe sang dạng thẻ nhựa PET. Thẻ nhựa dạng bìa giấy vẫn được sử dụng bình thường mà không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lái xe.

Tuy vậy, bằng lái xe bằng chất liệu nhựa PET được cho là bền, gọn nhẹ, không mục nát, mất thông tin như trên bằng lái xe giấy. Ngoài ra, nếu làm mất, người dân có thể dễ dàng làm lại bởi bằng này được quản lý bằng số seri. Dựa vào những ưu điểm này thì nếu có điều kiện người dân nên đi làm lại bằng lái xe sang thẻ nhựa PET.

5. Thủ tục đổi bằng lái xe cũ sang thẻ nhựa PET

Để tiến hành đổi bằng lái xe cũ dạng thẻ bìa giấy sang thẻ nhựa PET, cần tiến hành qua 04 bước sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Bước 02: Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người dân có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến.

Bước 03: Đến chụp hình và nộp lệ phí.

Bước 04: Nhận giấy hẹn và đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.

Như vậy là các bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng bằng lái xe của mình, trừ các trường hợp cần cấp đổi lại như quá rách nát hay bị hết hạn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button