Hỏi Đáp

Đe dọa tống tiền khi sở hữu video nóng của người khác bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, hành vi tống tiền bằng clip nóng diễn ra ngày càng phổ biến, coi thường pháp luật. Người ta vẫn không biết hành vi này có thể bị phạt tù và phạt tiền với mức rất nặng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho bạn quy định pháp luật về xử phạt hành vi đe dọa tống tiền với video nhạy cảm của người khác.

Bạn đang xem: Đe dọa tống tiền khi sở hữu video nóng của người khác bị xử phạt thế nào?

Contents

1. Đe dọa tống tiền là gì?

Đe dọa tống tiền là hành vi của một hoặc một nhóm người sở hữu điểm yếu, vật dụng,… của một cá nhân khác để yêu cầu người đó phải đưa cho họ một số tiền lớn nhằm mục đích để họ không tiết lộ những điểm yếu, sơ hở… của mình.

Đe dọa tống tiền khi sở hữu video nóng của người khác bị xử phạt thế nào?

2. Tống tiền bằng clip sex sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi tống tiền khi sở hữu video nhạy cảm của người khác là Tội cưỡng đoạt tài sản, mức xử phạt như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, “Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:

  • Đe họa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa;
  • Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;
  • Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín… và mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, mức phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy vào mức độ vi phạm, ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu tài sản.

3. Phát tán clip nóng lên mạng xã hội là phạm tội gì?

Hành vi phát tán clip nóng của người khác lên phương tiện thông tin đại chúng có thể là Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông với mức xử phạt được quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tung clip nóng lên mạng có thể bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

  • Mẫu đơn trình báo hành vi đe dọa
  • Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button