Hỏi Đáp

Đạo đức là gì?

Đạo đức là gì? Đạo đức là thước đo cho lương tâm, nhân cách của một con người, có tác dụng là những chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cung cấp thông tin về khái niệm phạm trù đao đức, ví dụ về đạo đức trên thực tế và so sánh điểm khác nhau giữa đạo đức với pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Đạo đức là gì?

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người.

Contents

1. Đạo đức là gì?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.

2. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật

Trong khi pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế có khi rất nghiêm khắc như hình phạt tù, tử hình,… thì đạo đức lại được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp mang tính xã hội và thường ít nghiêm khắc hơn.

Mặc dù đạo đức không có bất kỳ biện pháp đảm bảo thực hiện nào từ phía Nhà nước và ít nghiêm khắc hơn nhưng hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi của con người không lại hề kém cạnh pháp luật.

Vì đạo đức tác động hành vi của con người qua dư luận xã hội và nó có sức mạnh to lớn trong việc tác động đến ý thức và hành vi của con người. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có thời hiệu nhưng sự lên án, xử lý của đạo đức, của dư luận xã hội và của chính lương tâm con người thì không phụ thuộc vào thời hiệu nào cả, trái lại rất triền miên, day dứt, thậm chí suốt cả cuộc đời người vi phạm.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá khách quan, HoaTieu xin gửi đến bạn đọc sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật như sau:

Tiêu chí Đạo đức Pháp luật
Khái niệm Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn gốc hình thành Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật
Nội dung Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống Các quy tắc xử sự (việc được làm, không được làm…)
Hình thức thể hiện Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,… 1 hình thức: Văn bản pháp luật
Phương thức tác động Giáo dục, tuyên truyền Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Tính chất Không bắt buộc, mang tính chung chung và không thống nhất Bắt buộc, chính xác, thống nhất
Không thực hiện Không bị xử phạt Bị xử lý theo quy định của pháp luật
Chủ thể ban hành Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Phạm vi Rộng hơn pháp luật (do có một số khía cạnh pháp luật không quy định như trong lĩnh vực tình bạn, tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày…) Điều chỉnh quan hệ xã hội do nhà nước quy định

3. Ví dụ đạo đức

Quan niệm đạo đức về tình nghĩa gia đình gắn bó yêu thương nhau.
Quan niệm đạo đức về tình nghĩa gia đình gắn bó yêu thương nhau.

Vì là những quy tắc xử sự do ông cha ta đúc rút và được truyền lại qua quá tình sinh sống lâu dài nên những quy tắc đạo đức xuất hiện xung quanh và bao trùm mọi mặt đời sống. Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lớn lên luôn được mọi người giáo dục những chuẩn mục về đạo đức, trong cách hành xử, nói năng…điều đó góp phần tạo nên nhân cách của mỗi người.

Do đó ví dụ về đạo đức có rất nhiều, hiện hữu trong cuộc sống thường nhật.

Ví dụ như kính già yêu trẻ, phải kính trọng người già và yêu mến trẻ em là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Ngay cả khi đi xe buýt cũng có những quy định như nhường ghế cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữa mang thai…

Hay ví dụ về tình nghĩa gia đình gắn bó yêu thương nhau, con cái phải ngoan ngoãn vâng lời hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Cha mẹ ngược lại có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thường con trẻ.

Đạo đức là những quan niệm, có thể được đúc kết thành lời, thành ca dao tục ngữ. Nhưng cũng có những khi, đạo đức chỉ là phần lương tâm, nét đẹp cao thượng trong nhân cách con người. Vì thế dù đạo đức chẳng quy định rõ ràng, nhưng khi thấy những người đói khổ, cơ cực, khó khăn thì người có lòng hảo tâm vẫn giúp đỡ, ủng hộ hết mình. Điển hình là việc ủng hộ đồ ăn, thức uống hay tiền bạc của các mạnh thường quan vào đợt dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về đạo đức cùng các ví dụ về chuẩn mực này. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button