Đánh ghen 2023 bị xử lý thế nào?
Đánh ghen là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các bạn đọc. Thứ nhất là bởi xem đánh ghen đã mắt, hả giận. Thứ hai đánh ghen là để trừng phạt và để đe dọa những Tuesday còn lại trong xã hội này. Vậy đánh ghen 2023 bị xử phạt thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Bạn đang xem: Đánh ghen 2023 bị xử lý thế nào?
Contents
1. Đánh ghen tiếng Anh là gì?
Đánh ghen tiếng Anh là make a scene of jealousy.
Đánh ghen được hiểu là việc người vợ hoặc chồng, hoặc người yêu của nhau phát hiện đối phương của mình có sự gian dối trong tình cảm, thân mật với đối phương khác trên mức tình bạn dẫn đến việc vợ hoặc chồng của người đó ghen. Sau đó sử dụng lời nói cay nghiệt, hành động thô bạo tác động lên người có tình cảm thân mật với vợ hoặc chồng, người yêu của họ.
2. Đánh ghen có phạm luật không?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về Tội cố ý gây thương thích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm nhục người khác.
Như vậy, với hành vi đánh người khác là vi phạm quy định của pháp luật về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và vi phạm pháp luật về Tội làm nhục người khác.
Do đó, thay vì tự làm khổ bản thân và mất danh dự gia đình, bạn có thể tham khảo:
- Thủ tục ly hôn thuận tình 2023
- Chia tài sản khi ly hôn đơn phương
3. Đánh ghen có bị xử phạt?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, hành vi tác động xâm phạm đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp luật định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà có thể bị xử phạt đến 20 năm tù.
Nếu chưa đến 11% tỷ lệ tổn thương cơ thể thì căn cứ theo điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
….
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
….”
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, khi đánh ghen, bạn chửi bới xúc phạm người khác thì sẽ có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy vào mức độ vi phạm.
Do đó, khi đánh ghen có bị xử phạt theo những nội dung đã phân tích trên. Vì thế, khi máu điên cơn ghen nổi lên, bạn nên kiềm chế bản thân, đánh ghen một cách văn minh và đừng để “bồ” bị tổn thương cơ thể trên 11% để tránh phải ngồi “tù” nhé.
4. Đánh ghen có bị đi tù không?
Như đã biết, đánh ghen có thể bị đi tù nếu bạn gây thương tích cho người khác trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc vào các trường hợp bị xử phạt vẫn phải đi tù hoặc phạm tội từ 02 lần trở lên…
5. Bị đánh ghen có kiện được không?
Hoàn toàn có thể kiện được. Bởi pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi cho mỗi công dân. Nếu bạn bị đánh ghen nhưng thực sự bạn làm những hành động khiến người khác phải đánh ghen thì thiết nghĩ không nên khởi kiện họ. Vừa là để không làm to chuyện xấu mặt mình. Vừa là để đỡ mất thời gian, chi phí và bị ghét hơn có thể còn bị đánh ghen thêm lần nữa.
Nhưng nếu bạn bị đánh ghen oan, bị đánh đến mức thân xác hoang tàn thì có thể khởi kiện bằng cách đi giám định tỷ lệ tổn thương sức khỏe, lưu giữ những bằng chứng bị đánh, đe dọa từ đối phương, làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án quận, huyện có thẩm quyền của người đánh mình hoặc nơi mình cư trú để được giải quyết.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đánh ghen, lột đồ bồ nhí là tội gì, đánh ghen thế nào mới đúng luật từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp