Hỏi Đáp

Đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

Khiếu nại, tố cáo là việc diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm bắt được quy định của pháp luật về việc khiếu nại, tố cáo này. Vậy Đảng viên có được khiếu nại, tố cáo không? Bài viết dưới đây Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp câu trả lời giúp bạn.

Bạn đang xem: Đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

Contents

1. Định nghĩa khiếu nại, tố cáo

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khi thấy có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi của mình thì công dân hoặc cơ quan tổ chức; cán bộ công chức được thực hiện việc khiếu nại.

Theo quy định tại Điều 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 thì Tố cáo là:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Như vậy, tố cáo là việc báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm của bất cứ đối tượng nào gây thiệt hại cho nhà nước hoặc tổ chức cá nhân khác.

2. Đảng viên có quyền tố cáo không?

Theo quy định tại Điều 5 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2014 thì:

Điều 5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. Đảng viên không được:

1- Tố cáo mang tính bịa đặt với mục đích để hại người khác, như: tạo dựng sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc để tố cáo.

2- Viết đơn tố cáo giấu tên (không ghi tên mình), mạo tên (ghi tên người khác hoặc tên người không có thật); tố cáo dưới dạng tờ rơi, đưa lên mạng, nhắn tin để loan tin nhằm hạ uy tín của tổ chức hoặc cá nhân.

3- Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo.

4- Đề xuất, chủ trì, tổ chức, tham gia, ủng hộ vật chất hoặc kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới mọi hình thức.

5- Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.

6- Có các hành vi vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, pháp luật không quy định việc Đảng viên không được tố cáo bởi mọi cá nhân đều có quyền tố cáo theo quy định tại Điều 2 Luật tố cáo 2018. Việc tố cáo chỉ bị cấm đối với đảng viên tố cáo mang tính bịa đặt, giấu tên hoặc cùng viết đơn tố cáo với người khác…

Đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

3. Đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 thì Đảng viên được viết đơn tố cáo, khiếu nại.

Đảng viên chỉ không được tố cáo, khiếu nại khi việc tố cáo, khiếu nại đó sai sự thật và làm ảnh hưởng đến người khác.

4. Xử lý đảng viên tố cáo sai sự thật

Theo quy định tại Điều 15 Chương III Quy định số 102-QĐ/TW thì việc xử lý đảng viên tố cáo sai sự thật như sau:

Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

  • Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo.
  • Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.
  • Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.
  • Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
  • Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

  • Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  • Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật.
  • Cố ý không chấp hành quyết định cuối cùng về tố cáo và kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Vu cáo, vu khống hoặc cản trở người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc can thiệp trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  • Tổ chức, tham gia, kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
  • Tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Trường hợp vi phạm các quy định trên gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

  • Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.
  • Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, trong trường hợp đảng viên tố cáo sai sự thật thì theo Quy định số 102-QĐ/TW này sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức và còn có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn tố cáo, Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button