Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không? Người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản có được nhận thưởng Tết hay không? Các quy định về nghỉ thai sản. Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.
Bạn đang xem: Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Contents
1. Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Bộ luật Lao động không quy định tiền thưởng là khoản tiền bắt buộc giữa người lao động và doanh nghiệp. Đây là khoản tiền tùy thuộc vào sự thỏa thuận của NLĐ và doanh nghiệp, dựa vào doanh thu và các chế độ của doanh nghiệp đó
=> Việc thưởng Tết của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NLĐ
=> Đang nghỉ thai sản được thưởng Tết nếu đó là chế độ của doanh nghiệp. Mức thưởng Tết của từng doanh nghiệp cũng khác nhau dựa nào kinh tế của doanh nghiệp đó.
2. Cách tính chế độ thai sản
Người lao động được hưởng các chế độ thai sản như thế nào?
2.1 Thời gian nghỉ thai sản
Thời gian nghỉ thai sản của NLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2.2 Trợ cấp khi sinh con
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó sinh con.
Hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng cho năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, lao động nữ được hưởng 2,98 triệu đồng/con.
2.3 Tiền chế độ thai sản
Tiền thai sản đối với NLĐ được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
Mức hưởng hàng tháng | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc |
Ví dụ: Mức lương đóng BHXH của chị A trong 06 tháng trước khi nghỉ chờ sinh là 06 triệu đồng/tháng thì khi nghỉ hưởng thai sản chị A được nhận:
Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh = 01 con x 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng
Tiền chế độ thai sản = 100% x 06 triệu đồng/tháng x 06 tháng = 36 triệu đồng
Tổng số tiền chị A được nhận = 38,98 triệu đồng.
Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa giải đáp thắc mắc của các bạn về chế độ thai sản của người lao động cũng như quy định thưởng Tết trong các doanh nghiệp và trả lời câu hỏi “Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?”
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp