Hỏi Đáp

Dân gian có câu Góp gió thành bão câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

Gió và bão là hai hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều cơn gió cộng lại mới có sức tạo thành một cơn bão lớn. Câu tục ngữ “Góp gió thành bão” là lời nhắc nhở của ông cha ta về một triết lý sâu sắc cho lớp con cháu đời sau. Vậy Góp gió thành bão câu nói đó thể hiện quan niệm gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Dân gian có câu Góp gió thành bão câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

1. Gió thành bão câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

Câu 10: Dân gian có câu “Góp gió thành bão”, câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

A. Chất của sự vật thay đổi

B. Lượng của sự vật thay đổi

C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất

D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to

Đáp án: C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất

2. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

– Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:

+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

– Ví dụ:

+ Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083o C , đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0o C đến 1083o C chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083o C , chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

+ N ước sôi ở 100oC, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn; khi chưa đạt 100oC , nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 100oC , chuyển sang thể khí, lúc này nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn, phần tử nước chuyển động nhanh hơn, có sự dãn nở.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button