Hỏi Đáp

Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

Công dân có quyền tự do dân chủ, trong đó bao gồm cả quyền tố cáo, vậy Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? Trong bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho câu hỏi trên, mời bạn đọc tham khảo nhé.

Bạn đang xem: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

1. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

Tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào, công dân cũng được thực hiện quyền tố cáo của mình. Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ giải đáp câu hỏi dưới đây để nhận biết về những trường hợp thực hiện quyền tố cáo.

Câu hỏi: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

A. Bị hạ bậc lương không rõ lí do.

B. Nhận quyết định điều chuyển công tác.

C. Bị giao thêm việc ngoài thỏa thuận.

D. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá.

Đáp án: D. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện đường dây cá độ bóng đá.

Lý do chọn đáp án trên: hành vi cá độ bóng đá là hành vi vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử phạt theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Những hành vi ở đáp án A, B, C đây là những thỏa thuận dân sự và các quyết định hành chính trong quản lý nội bộ các cơ quan. Đây không phải hành vi vi phạm pháp luật hay làm thiệt hại đến Nhà nước.

Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

2. Quyền tố cáo của công dân được quy định như thế nào?

Pháp luật quy định Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Điều 30.

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Khi thấy có các hành vi trái pháp luật, công dân có quyền tố cáo trực tiếp mà không bị cản trở hay tác động của bất cứ một cá nhân, tổ chức nào khác bởi quyền tố cáo là quyền độc lập của mỗi cá nhân được Nhà nước trao quyền. Cá nhân tố cáo một trong 2 nhóm hành vi sau:

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo, tức là mọi công dân trên phạm vi cả nước. Khi thực hiện quyền tố cáo, công dân có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo 2018.

+ Quyền của người tố cáo:

  • Thực hiện quyền tố cáo theo quy định
  • Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác
  • Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo
  • Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết
  • Rút tố cáo
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo
  • Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

+ Nghĩa vụ của người tố cáo:

  • Cung cấp thông tin cá nhân quy định
  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo
  • Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu
  • Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tố cáo bằng việc quy định các quyền về bí mật thông tin cá nhân, tố cáo khi có căn cứ về hành vi sai phạm, rút đơn tố cáo, được khen thưởng và bồi thường thiệt hại….Đồng thời người tố cáo cũng có nghĩa vụ trung thực về việc cung cấp thông tin, tài liệu, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo. Pháp luật có quy định như vậy để nhằm tránh việc lạm dụng quyền tố cáo, tố cáo sai đối tượng, sai sự thật.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button