Hỏi Đáp

Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?

Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết? Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước. Làm thế nào để phát huy tinh thần đoàn kết trong thời đại ngày nay? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sức mạnh của đoàn kết qua bài viết dưới đây cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?

Đoàn kết tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước
Đoàn kết tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước

1. Đoàn kết là gì?

Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. Đối lập với đoàn kết là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.

2. Vai trò của đoàn kết?

Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

Đoàn kết có vai trò quan trọng, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc. Không một tổ chức, dân tộc, đất nước nào tồn tại, phát triển được nếu thiếu sự đoàn kết. Dưới đây là những vai trò cụ thể của đoàn kết mà HoaTieu xin cung cấp gửi đến bạn đọc:

  • Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
  • Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
  • Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội.
  • Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
  • Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

3. Tại sao chúng ta phải sống đoàn kết?

Tinh thần khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng. 
Tinh thần khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng.

Hàng triệu con kiến nhỏ có thể xẻ thịt một con voi. Dòng nước mềm yếu có thể làm nên cơn cơn lũ khủng khiếp. Những hạt cát bé nhỏ có thể ngăn cách biển cả. Một cơn mưa có thể giải cứu cánh đồng đang kì khô hạn. tất cả chỉ có thể thực hiện được khi có sức mạnh của đoàn kết tập thể.

Mỗi người ai cũng đều có điểm mạnh và yếu riêng, không ai là hoàn hảo cả. Khi đoàn kết, những mặt mạnh của từng cá nhân sẽ được tổng hợp và tạo nên sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn đến thành công.

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến câu chuyện Bó đũa. Câu chuyện kể về cách người cha thông qua thử thách bẻ đũa mà dạy cho các con trong gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Chúng ta tất nhiên ai cũng có những khả năng riêng, nhưng năng lực và sức mạnh cá nhân này giống như từng chiếc đũa vậy, dễ dàng bị bẻ gẫy nếu có nguồn lực đủ mạnh. Tuy nhiên, nếu cùng nhau đoàn kết và tổng hợp được sức mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất, thể lực và trí tuệ của số đông mọi người thì sẽ tương tự như bó đũa khó ai có thể bẻ gãy, ngăn cản. Sức mạnh to lớn ấy khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng.

4. Nếu không có tinh thần đoàn kết sẽ ra sao?

– Dân tộc Việt Nam nếu không có tinh thần đoàn kết sẽ không thể chiến thắng quân xâm lược và bảo vệ đất nước

– Một tập thể không có đoàn kết sẽ dễ bị lung lay, đổ vỡ, là con mồi cho những thế lực thù địch chống phá.

– Một người không có tinh thần đoàn kết sẽ không thể vươn lên, không nhận được sự giúp đỡ của mọi người, trở nên lạc lõng, bơ vơ.

5. Làm thế nào để phát huy tinh thần đoàn kết?

– Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

– Lên án người không có sự đoàn kết: Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

6. Ví dụ về tinh thần đoàn kết

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.

Đặc biệt, không thể không kể đến Kế thanh dã “vườn không nhà trống” khiến giặc Nguyên – Mông bạt vía kinh hồn của Trần Quốc Tuấn. Tuy đây là một nghệ thuật quân sự đầy táo bạo và sáng tạo, nhưng nó sẽ không thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ của nhân dân trong việc bỏ không nhà cửa, rời đi thành Thăng Long. Kết quả là khiến cho quân địch rơi vào tình trạng thiếu lương thực và cuối cùng là thua trận và pải bỏ chạy về nước.

Qua hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần ấy lại càng dâng cao và biểu hiện rõ nét, nó làm cho một dân tộc nhỏ bé với vũ khí thô sơ chiến thắng những đạo quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Một ví dụ tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết ở thời bình hiện nay là mỗi đợt lũ lụt miền trung, nhân dân cả nước lại chung tay quyên góp, giúp đỡ cả về lương thực, thực phẩm và nhiều vật chất khác để bà con khôi phục lại cuộc sống bình thường. Ngay khi lũ lụt xảy ra, lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an…đã không quản hiểm nguy, xông pha vào vùng lũ để cứu giúp những người đang gặp nguy hiểm…

Vì là truyền thống có từ lâu đời của dân tộc, mà tinh thần đoàn kết được biểu hiện ở mọi mặt đời sống của người dân nước ta, trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong cả thời chiến lẫn thời bình, ở tất cả mọi cá nhân chứ không riêng lẻ một ai. Tinh thần ấy cần được tiếp tục lưu giữ và phát huy để nâng cao sức mạnh nội tại của Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu và Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button