Hỏi Đáp

Biện pháp phòng ngừa hành chính

Biện pháp phòng ngừa hành chính được pháp luật quy định chặt chẽ về thủ tục và đối tượng áp dụng. Biện pháp phòng ngừa hành chính được thực thi bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Biện pháp phòng ngừa hành chính

Contents

1. Phòng ngừa hành chính là gì?

Phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như bảo đảm an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh….

Phòng ngừa hành chính là biện pháp cưỡng chế hành chính cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Các biện pháp phòng ngừa hành chính rất phong phú, được pháp luật quy định chặt chẽ về nội dung, thủ tục và phạm ví áp dụng.

Biện pháp phòng ngừa hành chính

2. Biện pháp phòng ngừa hành chính là gì?

Biện pháp phòng ngừa hành chính là phương thức, cách thức mang tính cưỡng chế, có tổ chức của nhà nước, tác động đến cá nhân, tổ chức nhằm kích thích các hành vi hợp pháp của họ, bảo đảm, duy trì trật tự trong quản lý hành chính nhà nước hoặc ngăn chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích xã hội, nhà nước, cá nhân, tổ chức trong tình huống bất thường của quản lý hành chính nhà nước.

3. Các biện pháp phòng ngừa hành chính

Biện pháp phòng ngừa hành chính được phân chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm biện pháp kích thích hành vi hợp pháp trong quản lý hành chính nhà nước như kiểm tra giấy tờ nhằm phòng ngừa những vi phạm pháp luật. Các biện pháp thuộc nhóm này nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra nhằm ngăn chặn những hành vi này không trở thành hiện thực.
  • Nhóm biện pháp ngăn chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích xã hội, nhà nước, cá nhân trong tình huống quản lý bất thường của hành chính nhà nước

4. Ví dụ biện pháp phòng ngừa hành chính

– Đóng cửa biên giới ở vùng nhất định trong khoảng thời gian nhất định nhằm những mục đích như đảm bảo an ninh, chống buôn lậu, ngăn chặn dịch bệnh,…

– Kiểm tra hàng hóa, kiểm tra giấy tờ xe, kiểm tra bằng tốt nghiệp phổ thông, kiểm tra giấy tờ pháp lý cá nhân,…

– Kiểm tra y tế đối với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công cộng có khả năng làm lây bệnh cho nhiều người khác như những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, nhà trẻ,…

Như vậy, trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Biện pháp phòng ngừa hành chính. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác trong mục Hành chính tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng
  • Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button