Hỏi Đáp

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Vi phạm nồng độ cồn 2022 có bị giữ xe không? Lễ tết thường là dịp để mọi người gặp gỡ bạn bè, tụ họp người thân ăn uống, nhậu nhẹt. Cũng vì lí do đó mà trong những ngày này, lỗi vi phạm nồng độ cồn thường tăng cao. Vậy, vi phạm lỗi nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Bạn đang xem: Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin trả lời câu hỏi “Vi phạm nồng độ cồn 2022 có bị giữ xe không?” theo quy định mới nhất tại Nghị định 100.

Vi phạm nồng độ cồn 2021 có bị giữ xe không?

1. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Vi phạm nồng độ cồn là việc một người có nồng độ cồn trong hơi thở, máu nhưng vẫn tham gia giao thông.

Giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó hình thức xử phạt này được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trong đó:

  • Khoản 6 quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
  • Khoản 10 quy định: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày.

Nên Vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe. Tuy nhiên nếu các bạn đáp ứng được các điều kiện tại khoản 10 nói trên thì các bạn có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì:

  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
  • Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3. Mức phạt nồng độ cồn 2022

Tùy từng loại phương tiện và mức độ cồn trong hơi thở/máu mà mức phạt lỗi nồng độ cồn sẽ khác nhau, trong đó có mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng.

Để xem các mức phạt nồng độ cồn cụ thể và các hình thức xử phạt bổ sung đối với lỗi này, mời các bạn đọc Tại đây

Hoặc tham khảo bảng dưới đây: Căn cứ mức phạt nồng độ cồn 2022 theo Nghị định 100

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ô tô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8)

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7

4. Nghị định 100 về nồng độ cồn xe máy

Nghị định 100 quy định về mức xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 gồm 86 điều quy định về các hình thức xử phạt cụ thể và điều khoản thi hành.

Nghị định 100 ra đời đã nâng cao mức phạt các lỗi giao thông hơn nhiều so với Nghị định 46 trước đó, qua đó tăng tính răn đe của pháp luật, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

5. Đi xe máy điện, xe đạp điện uống rượu có bị phạt?

Đi xe máy điện, xe đạp điện uống rượu vẫn bị phạt nồng độ cồn với các mức phạt theo Nghị định 100 sau đây

Phương tiện Mức phạt
Xe máy điện

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Tước Bằng từ 10 – 12 tháng

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Tước Bằng từ 16 – 18 tháng

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Tước Bằng 22 – 24 tháng

Xe đạp điện 80.000 – 100.000 đồng: Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở
200.00 – 400.000 đồng: Nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
600.000 – 800.000 đồng: Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi “Vi phạm nồng độ cồn 2022 có bị giữ xe không?”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Lỗi quá tốc độ năm 2022 phạt bao nhiêu?
  • Đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu 2022
  • Uống rượu bia sau bao lâu thì được lái xe
  • Tước GPLX vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button