Giáo Dục

Lập dàn ý cho bài văn tả về cây có bóng mát (hay nhất)

Xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 4 tài liệu Lập dàn ý cho bài văn tả về cây có bóng mát dưới đây nhằm giúp các em có cơ sở để viết bài văn tả về một cây có bóng mát quen thuộc hằng ngày một cách dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bạn đang xem: Lập dàn ý cho bài văn tả về cây có bóng mát (hay nhất)

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả về cây có bóng mát mà em biết.

Gợi ý làm bài:

 

a. Mở bài:

– Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

  • Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
  • Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
  • Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b. Thân bài:

  • Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
  • Gốc cây: to màu nâu đậm
  • Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
  • Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
  • Tả lá: Lá to như bàn tay.
  • Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c. Kết bài:

– Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.

– Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

– Cây hoa sữa trước cửa nhà em là do ông nội trồng. Năm nay cây đã cao lớn lắm rồi nhưng ông em không còn nữa. Cứ mỗi lần nhìn ngắm cây em lại càng thấy yêu thương và nhớ ông nhiều hơn.

b. Thân bài:

* Tả cây hoa sữa

– Lúc ông mới trồng trước cửa, cây hoa sữa chỉ cao ngang người em nhưng nay đã tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân,

– Thân cây cao lớn mấy chục mét, cành và tán lá lòa xòa ra tứ phía.

– Ở bên dưới, khi có nhiều cành mọc ra, bố em đỗ chặt bớt những cành thấp đi để cây nhanh cao và vươn lên nhiều cành hơn.

– Thân cây to và thẳng, màu nâu sẫm. Lớp vỏ hơi xù xì nhưng rất tươi.

– Lá hoa sữa to và dài như lá xoài nhưng có màu xanh nhạt hơn. Mặt trên lá xanh bóng, một dưới thô ráp hơn và có những đường xương cá chạy ngang dọc.

– Hoa sữa nở rộ vào mùa thu. Từng đóa hoa màu trắng ngà nhỏ li ti mọc ra từ các kẽ lá kết lại với nhau thành từng chùm một đung đưa trong nắng thu vàng óng,

– Khi hoa tàn cũng là lúc cây bắt đầu kết trái. Quả của hoa sữa dài như quả đỗ đũa, cũng kết thành từng chùm đung đưa trong gió.

* Tác dụng của cây hoa sữa

– Cây hoa sữa trước của nhà làm cho quanh cảnh nhà em thêm thoáng mát và đẹp hơn.

– Gốc cây là nơi chị em em chơi đùa sau mỗi buổi học. Cứ đứng dưới gốc cây mà hít hà hương hoa thì cảm thấy thật dễ chịu nhưng nếu hít ngửi nhiều là dễ bị ngẹt mũi vì hương hoa quá nồng nàn.

c. Kết bài:

– Em yêu quý cây hoa sữa của nhà mình vô cùng. Nó gợi nhắc cho em nhớ đến người ông nội vô cùng kính yêu.

– Em sẽ thay ông chăm sóc cho nó thật tốt để nó tồn tại mãi với thời gian.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

– Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

b. Thân bài:

– Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

  • Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
  • Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
  • Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
  • Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
  • Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
  • Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
  • Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.

– Tác dụng của cây xà cừ

  • Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
  • Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

c. Kết bài:

– Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.

– Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài

– Dẫn dắt giới thiệu về cây cổ thụ (cây đa)

“Cây đa cũ, bến đò xưa,

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ”

– Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.

b. Thân bài:

– Tả chi tiết đặc điểm cây đa

  • Cây đa hơn một trăm tuổi rồi.
  • Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng.
  • Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.
  • Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.
  • Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.
  • Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.
  • Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.
  • Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ.
  • Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.
  • Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn ngoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

– Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa

  • Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biến bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.
  • Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc.
  • Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.
  • Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.
  • Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền…
  • Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.

c. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về cây đa.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button