Tổng hợp

Cách Đổi Đơn Vị Áp Suất Nhanh Và Chính Xác Nhất

Áp suất là một đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là độ lớn của lực tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc. Vì thế đơn vị của áp suất là N/m² hay còn gọi là Pa (Pascal). Nếu như bạn đang tìm Cách Đổi Đơn Vị Áp Suất thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển đổi nhanh và chính xác nhất.

Bạn đang xem: Cách Đổi Đơn Vị Áp Suất Nhanh Và Chính Xác Nhất

Cách Đổi Đơn Vị Áp Suất Nhanh Và Chính Xác Nhất

Công thức tính áp suất

Theo quy chuẩn trong hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị đo của áp suất chính là đơn đơn vị đo của lực trên diện tích, tức là Newton trên mét vuông (N/m2). Đơn vị đo đó chính là Pa được gọi là Pascal. Tên gọi này được đặt theo tên của nhà toán học, nhà vật lý đại tài người Pháp Blaise Pascal. 1 Pascal sẽ tương đương với 1 N/m2.

Áp suất được xác định bởi công thức:

P=F/S

Trong đó:

  • P: là áp suất (N/m2), (Pa), (Bar), (Psi), (mmHg)
  • F: là lực tác động lên bề mặt ép (N)
  • S: là diện tích bề mặt bị ép (m2)

Đặc điểm của áp suất

Không phải là áp suất nào cũng giống nhau. Chúng được chia thành nhiều loại riêng biệt như áp suất chất lỏng, áp suất chất rắn, áp suất thủy tĩnh, áp suất dư, áp suất thẩm thấu,…

Đặc điểm của áp suất

Giá trị áp suất không phải là bất biến mà có thể thay đổi tùy vào sự thay đổi cẩu các điều kiện tác động đến chúng. Chính vì vậy mà chúng ta có cách tăng áp suất như sau:

  • Tăng lực tác động đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép
  • Tăng lực tác động vuông góc, đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép
  • Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép

Cách giảm áp suất như sau:

  • Giảm áp lực tác động và giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép
  • Giảm áp lực đồng thời giảm luôn cả diện tích bề mặt bị ép
  • Giữ nguyên áp lực đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép.

Các đơn vị đo áp suất

Mặc dù đơn vị đo của áp suất theo SI là Pa nhưng cũng chỉ phổ biến trong lý thuyết. Còn ở ứng dụng thực tiễn đặc biệt là các loại máy móc thì áp suất sử dụng nhiều đơn vị đo khác nhau tùy vào từng khu vực, quốc gia,…

Để có thể đo áp suất, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều cách, nhưng hiện nay việc sử dụng đồng hồ và cảm biến là những cách đo thông dụng nhất:

– Đối với đồng hồ: những đơn vị đo của áp suất được sử dụng nhiều phải kể đến như: bar, mbar, psi, mmHg, Kpa, Mpa,… đối với một số trường hợp, đồng hồ có thể hiển thị cùng lúc 2 đơn vị đo, như: bar và psi hay kg/cm2 và Mpa,…

– Đối với cảm biến áp suất: Vì cảm biến áp suất quy đổi từ giá trị áp suất sang giá trị điện, cho nên thay vì lựa chọn đơn vị đo theo ý muốn, thì bạn cần phải chọn range đo thấp hơn so với range đo thực tế.

Hiện nay, trên thế giới hiện đang có những tiêu chuẩn đơn vị đo áp suất khác nhau như:

– Bắc Mỹ: điển hình là nước Mỹ, là đất nước dẫn đầu các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp đo lường, tự động hóa. Chính vì thế, các đơn vị của áp suất được sử dụng ở đây sẽ là: Psi, Ksi,…

– Các quốc gia Châu Âu: Là cái nôi của ngành cơ khí, đo lường, cũng như chế tạo, các nước Đức, Pháp, Anh,… tạo cho mình đơn vị riêng là bar, mbar,…

– Châu Á: Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia địa diện cho khu vực này. Những quốc gia này tự quy định cho mình chuẩn đo áp suất riêng với các đơn vị áp suất là Pa, Mpa, Kpa,…

Vì mỗi khu vực có những cách quy ước đơn vị không giống nhau, cho nên chúng ta cần phải thực hiện chuyển đổi các đơn vị này để có thể hiểu và dễ dàng sử dụng các thiết bị hằng ngày trong cuộc sống hơn.

Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị đo áp suất nhanh chóng

Có thể hiểu bar là đơn vị của áp lực, bằng 100 000 Pa và thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình tại mực nước biển. Dưới đây, chúng ta sẽ sử dụng bar là đơn vị tiêu chuẩn cho việc thực hiện các quy đổi. Từ đó chúng ta có những trường hợp quy đổi như sau:

Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị đo áp suất nhanh chóng

Tính theo hệ mét đơn 

– 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)

– 1 bar = 1.02 kgf/cm2

– 1 bar = 100 kPa (kilopascal)

– 1 bar = 1000 hPa (hectopascal)

– 1 bar = 1000 mbar (milibar)

– 1 bar = 10197.16 kgf/m2

– 1 bar = 100000 Pa (pascal)

Tính theo áp suất 

– 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

– 1 bar = 1.02 technical atmosphere

Tính theo hệ thống cân lường 

– 1 bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)

– 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)

– 1 bar = 2088.5 (pound per square foot)

Tính theo cột nước sẽ có cách chuyển đổi áp suất như sau

– 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)

– 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)

– 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)

Cách đổi đơn vị áp suất theo thuỷ ngân 

– 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

– 1 bar = 75 cmHg (centimeters of mercury)

– 1 bar = 750 mmHg (milimeters of mercury)

– 1 bar = 750 Torr.

Ngoài bảng đổi đơn vị áp suất như ở trên thì hiện nay nhằm thuận tiện hóa trong việc quy đổi đơn vị đo áp suất đã có rất nhiều các phần mềm chuyển đổi đơn vị áp suất được tích hợp trên máy tính, điện thoại. Ngoài ra còn một số website chyên dụng cho việc chuyển đổi đơn vị đo áp suất như Convertworld, doidonvido,… Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng quy đổi mpa sang kg/cm2, đổi kg/cm2 sang mpa hay từ psi sang kg,…

Trên đây, Luật Trẻ Em đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến Cách đổi đơn vị áp suất. Mong rằng đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button