Tổng hợp

So sánh ưu nhược điểm của máy đồng bộ với tụ bù

1. Ưu nhược điểm của máy đồng bộ

Ưu điểm:

  •  Cấu tạo chắc chắn.
  •  Máy bù đồng bộ làm việc tùy theo chế độ kích từ, có thể cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng của lưới nên còn được dùng để điều chỉnh điện áp cho mạng điện rất tốt.

 

Nhược điểm :

  •  Là máy điện quay nên việc lắp ráp, vận hành,bảo dưỡng khó khăn
  •  Thường chế tạo với công suất lớn nên chỉ thích hợp ở những nơi cần bù tập trung với dung lượng lớn.
  •  Tiêu thụ nhiều điện năng.
  •  Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cao

2. Ưu nhược điểm của tụ bù

2.1. Các loại tụ bù

 

2.1.1. Bù trên lưới điện áp

Trong mạng lưới hạ áp, bù công suất được thực hiện bằng :

  • Tụ điện với lượng bù cố định (bù nền).
  • Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tục theo yêu cầu khi tải thay đổi.

Chú ý : Khi công suất phản kháng cần bù vượt quá 800KVAr và tải có tính liên tục và ổn định, việc lắp đặt bộ tụ ở phía trung áp thường có hiệu quả kinh tế tốt hơn.

2.1.2. Tụ bù nền

Bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi. việc điều khiển có thể thực hiện:

  •  Bằng tay: dùng CB hoặc LBS ( load – break switch )
  •  Bán tự động: dùng contactor
  •  Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.

Các tụ điện được đặt:

  •  Tại vị trí đấu nối của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm ( động cơ điện và máy biến áp ).
  •  Tại vị trí thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm kháng đối với chúng việc bù từng thiết bị một tỏ ra quá tốn kém.
  •  Trong các trường hợp khi tải không thay đổi.

2.1.3. Bộ tụ bù điều khiển tự động ( bù ứng động )

  •  Bù công suất thường được hiện bằng các phương tiện điều khiển đóng ngắt từng bộ phận công suất.
  •  Thiết bị này cho phép điều khiển bù công suất một cách tự động, giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép chung quanh giá trị hệ số công suất được chọn.
  •  Thiết bị này được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng. ví dụ: tại thanh góp của tủ phân phối chính, tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn.

2.2. Các nguyên lý và lý do sử dụng bù tự động:

Bộ tụ bù gồm nhiều phần và mỗi phần được điều khiển bằng contactor. Việc đóng một contactor sẽ đóng một số tụ song song với các tụ vận hành. Vì vậy lượng công suất bù có thể tăng hay giảm theo từng cấp bằng cách thực hiện đóng hoặc cắt contactor điều khiển tụ. Một rơley điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng và mở các contactor tương ứng để hệ số công suất cả hệ thống thay đổi ( với sai số do điều chỉnh từng bậc ). Để điều khiển rơle máy biến dòng phải đặt lên một pha của dây cáp dẫn điện cung cấp đến mạch được điều khiển. Khi thực hiện bù chính xác bằng các giá trị tải yêu cầu sẽ tránh được hiện tượng quá điện áp khi tải giảm xuống thấp và do đó khử bỏ các điều kiện phát sinh quá điện áp và tránh các thiệt hại xảy ra cho trang thiết bị.

2.3. Ưu nhược điểm của tụ bù

Ưu điểm

  •  Là thiết bị tĩnh nên việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng dễ dàng .
  •  Được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, nên việc lắp ráp thuận lợi theo yêu cầu của phụ tải và hiệu suất sử dụng cao.
  •  Cấu tạo chắc chắn có thiết bị tự ngắt khi gặp sự cố được đặt trong tủ điện bằng nhôm có của bảo vệ
  •  Tiêu thụ điện năng ít.
  •  Chi phí thấp.

Nhược điểm

  •  Nhậy cảm với sự biến động của điện áp khi xuất hiện sóng hài khắc phục điều này có thể lắp thêm cuộn kháng để lọc sóng hài bảo vệ tụ tốt hơn

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button