Giáo DụcLớp 9

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Trường Tiểu học Thủ Lệ giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình cảm yêu thương, kính trọng của nhà thơ, của đồng bào cả nước đối với Bác. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viếng lăng Bác.

Bạn đang xem: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

A. Sơ đồ gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương
    • Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ.
    • Ông sáng tác không nhiều song với các tập thơ: “Mắt sáng học trò”, “Nhớ lời di chúc”, “Như mấy mùa xuân”… ông đã để lại cho đời những tình cảm thiết tha đối với cuộc sống với quê hương, đất nước.
  • Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác
    • Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác.
    • Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.
  • Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Con ở miền Nam thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân…

2. Thân bài

a. Nêu khái quát về bài thơ

  • Viếng Lăng Bác được nhà thơ Viễn Phương sáng tác năm 1976 khi ông được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
  • Bài thơ đã được hình bằng thể thơ tự do mang âm hưởng của thể thơ tám chữ với giọng điệu thơ tha thiết, lời thơ chân thành giàu cảm xúc. Bằng bút pháp nghệ thuật như thế, cả bài thơ nói chung, hai khổ thơ trên nói riêng đã góp phần ngợi ca công sức của Bác cùng niềm tôn kính, yêu thương, khâm phục, tự hào của nhà thơ đối với vị cha già dân tộc.

b. Phân tích hai khổ thơ đầu

  • Lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng:“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
    • Đại từ nhân xưng “con”, “Bác” nghe sao ngọt ngào thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.
    • Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế. “Viếng” là đến chia buồn với thân nhân người chết, thành kính phân ưu cùng tang chủ. Còn “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống, là cuộc hội ngộ được mong ngóng từ lâu ngày. -> Đây là cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam,trong lòng dân tộc.
  • Cảnh quang quanh lăng Bác:

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

     

    • Bằng bút pháp tả thực, tác giả đã giúp ta hình dung một hiện thực trong màu sương trắng mờ ảo, cảnh quan quanh lăng Bác.
    • Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với Viễn Phương là hàng tre.
    • Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
    • Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.
    • Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.
    • Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc. Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.

⇒ Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

  • Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.

    • Khổ thơ được bắt đầu bằng cụm từ chỉ thời gian: “ngày ngày” vận dụng như một điệp ngữ như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.
    • Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực: là mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
    • Hình ảnh “mặt trời trong lăng” còn là một ẩn dụ đầy sáng tạo và độc đáo. Đó là hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn nánh sáng, nguồn sức mạnh.
    • Nhìn dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác Viễn Phương đã liên tưởng đó là “tràng hoa”. “Tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu. -> Hình ảnh ấy góp phần thể hiện tấm lòng yêu kính, biết ơn của muôn dân đối với Bác.

c. Nội dung, nghệ thuật của hai khổ thơ

  • Bằng những cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết với các hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, bài thơ Viếng lăng Bác nói chung các khổ thơ, nói trên riêng là tình cảm yêu thương, kính trọng của nhà thơ, cũng là của đồng bào cả nước đối với Bác.
  • Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

3. Kết bài

  • Đánh giá vấn đề
  • Gợi mở vấn đề.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Gợi ý làm bài:

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ. Ông sáng tác không nhiều song với các tập thơ: “Mắt sáng học trò”, “Nhớ lời di chúc”, “Như mấy mùa xuân”… ông đã để lại cho đời những tình cảm thiết tha đối với cuộc sống với quê hương, đất nước.

Viễn Phương cũng là người có may mắn được nhiều năm sống và làm việc gần gũi với Bác Hồ. Đặc biệt, đối với Bác Hồ kính yêu, nhà thơ đã có nhiều bài thơ thể hiện lòng luyến thương tiếc nhớ khâm phục tự hào về Bác Hồ mà bài “Viếng Lăng Bác” là một điển hình. Hai khổ thơ đầu thể hiện sâu sắc tình cảm ấy:

“Con ở miền Nam thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân…”

Hình ảnh ấy còn góp phần thể hiện tấm lòng yêu kính, biết ơn của muôn dân đối với Bác. Để rồi, cuối cùng bằng những hình ảnh hoán dụ: “bảy mươi chín mùa xuân”, Viễn Phương đã trân trọng ngợi ca cả cuộc đời Bác là một trường ca xuân đem lại cho đời, cho người niềm hạnh phúc ấm no. Hình ảnh hoán dụ ấy đồng thời cũng bày tỏ lòng tri ân của tác giả mà cũng là của tất cả mọi người đối với Bác.

Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác, nối kết nhau như những tràng hoa bất tận dâng lên Người. Những tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – 79 năm cuộc đời của Người với sự thành kính và mến yêu vô hạn.

Tóm lại, bằng những cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết với các hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, bài thơ Viếng lăng Bác nói chung các khổ thơ, nói trên riêng là tình cảm yêu thương, kính trọng của nhà thơ, cũng là của đồng bào cả nước đối với Bác. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

Ngày nay, yêu kính, nhớ ơn Bác, toàn dân, toàn Đảng ra sức bồi đắp, xây dựng, phát triển đất nước. Riêng học sinh chúng em xin luôn tâm niệm lời nhắn nhủ của Bác “Non sông Việt Nam có tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” mà cố gắng chăm ngoan ra sức học tập, rèn luyện tốt nhân cách đạo đức, mai sau góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước, đền đáp phần nào công lao vĩ đại của Bác.

 

Trên đây là dàn ý bài Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn PhươngNgoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

  • Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button