Tổng hợp

Aptomat là gì? Tìm hiểu cấu tạo của Aptomat

Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Và để biết thêm những thông tin liên quan đến Aptomat hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Aptomat là gì? Định nghĩa và công dụng

Aptomat là gì ? là một trong những thiết bị điện mà hẳn ai cũng đã từng nghe nhắc đến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Aptomat là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách cụ thể .

Aptomat là gì? Định nghĩa và công dụng

Aptomat là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nga, trong tiếng Anh nó được gọi là Circuit Bkeaker (viết tắt là CB) – Là một thiết bị điện dùng để tự động cắt các mạch điện giống như cầu chì, Cb bảo vệ hệ thống hay các thiết bị điện tránh khỏi trường hợp bị quá tải và bị ngắn mạch, sụt áp…Aptomat còn được sử dụng để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường, giúp bảo vệ các thiết bị điện.

Tìm hiểu cấu tạo của Aptomat

Cấu tạo của có các bộ phận chính sau:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động aptomat mcb

Bộ tiếp điểm trong

Aptomat thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang). Hoặc ba cấp tiếp điểm ( chính, phụ, hồ quang ).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

Hộp dập hồ quang trong

Để Aptomat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: Kiểu nửa kín và kiểu hở.

Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp).

Trong buồng dập hồ quang thông dụng. Người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn. Để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang khác nhau. Với động cơ điện không đồng bộ pha rotor lồng sóc thì thường Itd=1.2-1.5 It, với It là loại bảo vệ được thiết bị thì đặc tính A-s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị

Cơ cấu truyền động cắt

Truyền động cắt thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện).

Điều khiển bằng tay được thực hiện với các Aptomat có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).

Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén.

Mốc bảo vệ trong aptomat

Aptomat tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ – gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.

– Móc bảo vệ dòng cực đại để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong t..

+ Móc bảo vệ kiểu rơ-le nhiệt: Kết cấu này rất đơn giản như rơ-le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng mắc nối tiếp với mạch chính, tấm kim loại (bi-metal) giản nở nhả móc ngắt tiếp điểm khi dòng điện qua thiết bị thiết bị lớn. Nhược điểm của loại này là quán tính nhiệt lớn.

+ Móc bảo vệ thấp áp: Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút của cuộn hút giảm yếu hơn lực lò xo 3, móc 4 bị kéo lên, lò xo 6 kéo tiếp điểm  ra.

Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một Aptomat. Loại này được dung ở dòng điện đính mức đến 600A.

-Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ. Cuộn dây mắc song song với mnạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn.

Ý nghĩa các thông số trên Áp tô mát

Ý nghĩa các thông số trên Áp tô mát

Kí hiệu Ue là gì

Là điện áp làm việc định mức, thường mỗi một thiết hoạt động với công suất bao nhiêu vôn đều thể hiện thẳng trên thân thiết bị và một ví dụ cụ thể nhất là khi bạn sử dụng cũng như mua dùng Aptomat ở công suất 690V thì trên thân thiết bị sẽ ghi sẵn như thế để bạn biết chính xác chúng có phù hợp với số Vôn mà nhà mình hay công ty mình dùng hay không? Ngoài ra khi thiết bị làm việc sẽ sử dụng công suất với bao nhiêu Vôn là đủ mà không làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác chẳng hạn như máy bơm nước Ebara Ý. Đây cũng là một cách hay để mọi người dễ dàng trong vấn đề nhận biết số Vôn chính xác của thiết bị Aptomat để mà sử dụng chúng tốt hơn trong công việc của mình.

Kí hiệu Ui là gì

Hiệu điện thế này cho người dùng biết chính xác thiết bị này cần nguồn năng lượng điện như thế nào, đồng thời cho biết chính xác điện áp cách điện định mức là bao nhiêu cũng được thể hiện rõ trên thân của thiết bị.

Kí hiệu Ui mp là gì

Kí hiệu này giúp người dùng biết được Áp tô mát có điện áp chịu xung định mức là bao nhiêu kV mà sử dụng thiết bị một cách hợp lý hơn, tránh tình trạng lạm dụng làm thay đổi điện áp chịu xung của thiết bị.

Kí hiệu I cs là gì

Kí hiệu thể hiện dòng điện cắt tải thực tế, đa phần thì thể hiện 50A là cùng, có nhiều loại làm việc với công suất hoạt động cao hơn mà số Ampe sẽ cao hơn một tí nhưng vẫn không thay đổi tên hay chức năng mà kí hiệu này mang lại.

Kí hiệu I n nghĩa là gì

Khi có chữ I ở đầu chúng ta đều biết chúng dùng dòng điện Ampe (A), và toàn bộ kí hiệu này là I n với ý nghĩa chính xác đó là dòng dành định. Thì ở trên làm việc với 50A thì dòng danh định cũng sẽ làm việc song song với 50A tương ứng. nhưng kí hiệu khác cũng đồng nghĩa chức năng và nhiệm vụ của chúng khác nhiều so với dòng điện cắt tải.

Kí hiệu I cu là gì

Kí hiệu I cu này có khả năng chịu đựng được dòng của tiếp điểm. Đâu chỉ có vậy khi có sự cố xảy ra chúng làm việc nhanh chóng và người sử dụng cũng biết được I cu và I cs hỗ trợ nhau đến 50% để cho việc cắt tải nhanh chóng giúp cho người sử dụng thiết bị một cách an toàn hơn.

Kí hiệu I cw có ý nghĩa gì

Kí hiệu này thường thấy trên thông số kĩ thuật của một Áp tô mát, không chỉ riêng gì Áp tô mát mà ở MCCB cũng thường thấy. Kí hiệu cuối cùng ở phần này là I cw và cũng nhờ kí hiệu đó mà các kĩ thuật biết được chính xác chúng là gì, giúp ích cái gì cho chính thiết bị Áp tô mát hoạt động. I cw là khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm, chính kí hiệu này cũng cho biết rõ cách thức hoạt động của Áp tô mát trong thời gian ngắn hay dài từ bao nhiêu giây, thường thì chỉ từ 1 đến 3 giây. Thông qua kí hiệu ở phần thông số mà mọi người hiểu hơn về chính thiết bị Áp tô mát này, người thợ sửa chữa cũng biết cách điều chỉnh chúng hơn. Vì như thế mà khi sử dụng ít ra bạn cũng nên chú trọng nhiều ở việc xem thông số để sử dụng thiết bị Áp tô mát một cách hiệu quả hơn.

Ngoài các thông số cơ bán trên, còn các thông số kĩ thuật khác được hiển thị trên Áp tô mát:

  • Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Áp tô mát. Ví dụ Áp tô mátchỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
  • AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
  • AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Áp tô mát250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
  • Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.
  • Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

Phân loại Aptomat trên thị trường hiện nay

Aptomat MCB Miniature Circuit Bkeaker

– Dòng cắt thường từ 4.5KA, 6KA, 10KA, 15KA

– Dòng định mức từ 6 =>63A

– Số cực 1P, 2P, 3P, 4P

Các loại Aptomat Hager MCB cơ bản

Aptomat MCCB Moulded Case Circuit Bkeaker

– Dòng cắt thường từ 7.5KA, 10KA, 18KA, 25KA, 36KA, 50KA, 70KA

– Dòng định mức từ 10 =>1600A

– Số cực 1P, 2P, 3P, 4P

Aptomat dạng khối hager (MCCB)

 Aptomat Chống giật (Chống rò) RCCB

– Số cực 2P, 4P

– Dòng cắt 4.5KA, 6KA

– Dòng định mức 25A, 40A, 63A,80A,100A

Aptomat Chống giật (Chống rò) RCCB

Aptomat Chống giật (Chống rò) RCBO = MCB + RCCB

– Số cực 2P

– Dòng cắt 4.5KA, 6KA

– Dòng định mức từ 6 =>50A

Aptomat Chống giật (Chống rò) ELCB = MCCB + RCCB

– Số cực 3P, 4P

– Dòng cắt 36KA, 50KA

– Dòng định mức từ 60 =>250A

Cách chọn Aptomat tốt nhất và phù hợp nhất

Cách chọn Aptomat tốt nhất và phù hợp nhất

Để lựa chọn aptomat tốt nhất và chất lượng, lắp đặt phù hợp nhất với các công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng thì cần lưu ý một số tiêu chí:

  • Dòng điện tính toán đi trong mạch
  • Dòng điện quá tải
  • Tính thao tác có chọn lọc

Khi lựa chọn ta cần phải căn cứ vào các đặc tính làm việc của phụ tải không được phép cắt khi quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong diều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ. Lưu ý khi chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ  không được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch.

Một aptomat cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Chế độ làm việc định mức  phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được.

– Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kilo Ampe (kA). Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức (Idm).

– Để nâng tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện. Hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé.

– Khi em chọn aptomat chống giật thì cần tìm hiểu kỹ dòng rò điện tối thiểu là bao nhiêu 15ma ,30ma ,100ma…  Chống rò điện đất tốt

Như vậy khi lắp đặt  cần phải tính toán phụ tải sau đó chọn theo tiêu chuẩn phù hợp với tải để lắp đặt. Nếu không sẽ không bảo vệ được hệ thống như hệ thống lạnh, một dây chuyền công nghệ nào đó …

Trên đây là những thông tin liên quan đến Aptomat do Luật Trẻ Em đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về Aptomat. Đừng quên cập nhật những thông tin bổ ích trong những bài viết tiếp theo nhé.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button