Bài thu hoạch

Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời 2021

Nhân dịp hưởng ứng phong trào phát động Tuần lễ học tập suốt đời, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin được gửi đến quý thầy cô giáo mẫu bài diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời. Mẫu bài phát biểu khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời này sẽ giúp cho lễ khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời diễn ra thành công tốt đẹp, mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời 2021

  • Bài phát biểu hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời của học sinh
  • Lời dẫn chương trình lễ khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”

1. Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời của hiệu trưởng

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa Quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Từ xa xưa, các thế hệ người Việt luôn coi trọng việc học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà tư tưởng giáo dục, nhà sư phạm thực tiễn vĩ đại, đồng thời là một tấm gương sáng ngời về tự học. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói:“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bão táp mưa giông đến bến bờ vinh quang.

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “Lê-nin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người phải ghi nhớ và thực hành điều đó”. Người còn cho treo trong phòng họp lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Người coi lời dạy của Lê-nin và Khổng Tử là phương châm sống và hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Cũng tại Hội nghị này, Người nhấn mạnh: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. Người còn xác định: “Không phải có thầy thì học, không thầy đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(1947), khi nói về cách học tập, Người viết: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”.

Ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911), trên tàu Latouche Tréville, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên mới Văn Ba đã nêu cao ý chí tự học: Mỗi ngày, đến 9 giờ tối công việc mới xong… dù mệt lử nhưng trong khi mọi người nghỉ hay đánh bài người thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Trong thời gian ở thị trấn Saint Adret, làm vườn cho gia đình viên chủ hãng tàu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chăm chỉ học tiếng Pháp. Khi gặp những từ mới, người thanh niên Nguyễn Tất Thành viết vào một tờ giấy dán vào chỗ dễ thấy, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Cả khi đi đường vẫn nhẩm những từ mới học. Và cứ như thế, mỗi ngày, người thanh niên Nguyễn Tất Thành học thêm vài từ mới, và tìm cách ghép câu để dùng ngay. Sau đó không lâu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành học cách viết báo từ bài báo ngắn đến bài báo dài và từ bài báo dài lại viết ngắn. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng trở thành nhà báo có uy tín tại thủ đô nước Pháp và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Le Paria”( Người cùng khổ) với nội dung đầy sức chiến đấu, lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, đấu tranh cho quyền lợi của người lao động. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ Anh trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành viết bài cho các báo, tạp chí. Những bài đăng trên các báo Le Paria, Thư tín Quốc tế, Đời sống công nhân… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp đã minh chứng cho sự thành công của việc tự học. Được sự giúp đỡ của nghị sĩ Quốc hội Pháp là P.V.Couturier, Nguyễn Tất Thành có thẻ đọc thường xuyên của thư viện Pháp. Tại đây, Nguyễn Tất Thành khai thác được nhiều tài liệu cho việc nghiên cứu và đấu tranh chính trị… Chỉ trong một thời gian chưa đầy 10 năm sống ở Pháp, người thanh niên có chí khí ấy đã học được nhiều điều bổ ích cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình.

Trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, người thanh niên Nguyễn Tất Thành còn đi đến nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Tòa thánh Vatican để bổ sung những điều đã đọc trong sách vở. Khi đến Liên Xô, đất nước của Lê-nin vĩ đại, làm việc ở Bộ Phương Đông, học ở Trường Quốc tế Lê-nin, nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc học và thuộc địa, Nguyễn Tất Thành tự học tiếng Nga và có những bài viết đăng báo, tạp chí và đã hoàn thành chương trình học tập ở Trường Quốc tế Lê-nin. Năm 1928, khi hoạt động cách mạng tại Thái Lan, Nguyễn Tất Thành đã tự học thêm tiếng Thái. Mỗi ngày học 10 chữ và chỉ sau ba tháng đã xem được báo chữ Thái.

Tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935), với bí danh Lin, khi khai lý lịch, trả lời câu hỏi về trình độ học vấn (tiểu học, trung học, đại học), Nguyễn Tất Thành ghi: Tự học. Trả lời câu hỏi: Đồng chí biết những ngoại ngữ nào? được ghi: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga.

Người luôn luôn nhắc nhở đồng chí của mình và thế hệ trẻ phải nỗ lực học và tự học. Người ân cần dạy bảo: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Trong Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, ngày 9-12-1961, Người tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ…thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm…Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Các cháu không hơn là bệt. Bệt là không tốt. Người ta thường nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Ta hiểu như thế, nhưng không có tư tưởng thụt lùi nạnh kẹ….

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. Và chính cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về tự học. Dù Người đã đi xa, song tấm gương học, học không biết mệt mỏi của Người thì vẫn còn sống mãi với muôn đời các thế hệ con cháu mai sau.

Trên thế giới nhiều gương tự học đã đưa họ đến đỉnh cao của thiên tài góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Trước hết là.

1. Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính. Michael Faraday được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Thế nhưng, hầu hết những kiến thức của ông đều là từ tự học. Hàng loạt những phát minh của ông đã được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử.

2. Srinivasa Ramanujan (1887-1920) – Nhà toán học huyền thoại. Ông là người Ấn Độ nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng đã có nhiều đóng góp cho toán học như giải tích, lý thiết số, dãy số vô hạn…

3. William Herschel (1738-1822) . William Herschel vốn là một nhạc công người Đức sống ở Anh vào thế kỷ 18. Thế nhưng, vị nhạc công này đặc biệt say mê thiên văn học. Từ những kiến thức tự đọc, ông miệt mài tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày để mài gương và ống kính. Chiếc kính tự chế của ông còn tuyệt hảo hơn bất kỳ cái nào được sản xuất trước đó. Vì vậy, ông phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.Trong một lần tình cờ, ông đã tìm thấy một vật thể lạ mà sau khi gửi quan sát của mình đến cho một chuyên gia người Nga, ông biết rằng mình đã tìm thấy một hành tinh mới. Đó là Thiên Vương tinh – một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn.

4. Gregor Mendel (1822-1884) – Cha đẻ của di truyền học hiện đại

Gregor Mendel sinh năm 1822 tại Cộng hòa Séc. Ông chỉ học đến trung học, vì điều kiện gia đình, ông phải học tập và nghiên cứu tại một tu viện. Ông chính là người khám phá ra định luật di truyền, đặt nền móng đầu tiên cho ngành di truyền học hiện đại cũng như cơ sở cho tất cả những kiến thức về DNA và di truyền ngày nay.

Ở Việt Nam thời phong kiến có nhiều gương tự học đã đổ đạt cao. Phải kể đến Nguyễn Quan Quang – Trạng nguyên đầu tiên. Ông là người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246. Sinh ra trong một nhà nông nghèo, không đủ gạo tiền để theo học, nhưng với bản tính vốn ham học hỏi, Ông thường lân la ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách Tam tự kinh. Vì chẳng có giấy bút đi học, lại chỉ dám nghe lỏm ngoài cửa nên cậu bé Nguyễn Quan Quang khi đó đã dùng gạch non để viết lên sân. Nét chữ của cậu rất đẹp nên một ngày, thầy giáo vô tình nhìn thấy và đã phải thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi”. Nói rồi, thầy cho gọi Quan Quang vào lớp và thu nhận làm học trò của thầy. Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười.

2. Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất. Ông quê ở Nam Định, cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa.Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ: dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người… Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

3. Mạc Đĩnh Chi – Lưỡng quốc Trạng nguyên. Mạc Đĩnh Chi không chỉ là trạng nguyên của Đại Việt mà còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Ông là người Hải Dương. Từ nhỏ đã mồ côi cha, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Mẹ ông chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Ông chăm chỉ đọc sách, nghiền ngẫm nội dung, kể cả những lúc gánh củi đi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên để học. Với nghị lực phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.

4. Lương Thế Vinh – Trạng Lường. Ông là người Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Chưa đầy 20 tuổi, tài học của Lương Thế Vinh đã nổi tiếng khắp vùng. Năm 23 tuổi, đời vua Lê Thánh Tông năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi.

Ðảng ta cũng xác định: “Giáo dục và Ðào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới đang tiến vào thời đại công nghệ 4.0. Giáo dục và Đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Học tập là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Học tập để cùng chung sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Ðiều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo”; đầu tư thích đáng cho Giáo dục và Ðào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến về tinh thần xây dựng xã hội học tập. Trong đó việc tự học giúp con người khám phá tri thức nhân loại bằng con đường nhanh nhất, ngắn nhất. Bác Hồ nói “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Tự học là có thể là học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. Người củng nói “Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Học tập suốt đời. Đó là một xã hội mà mỗi cá nhân luôn tích cực chứ không thụ động. Hơn nữa, học tập suốt đời cũng giúp người khác gắn kết, gần nhau hơn, cũng là nguồn vui, giúp mỗi người cảm thấy hoàn thiện bản thân mình.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt” không chỉ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương mà còn đồng thời nâng cao năng lực tự học của mỗi người, góp phần tăng cường các nguồn lực thúc đẩy xây dựng xã hội học tập.

Trong lễ khai mạc ngày hôm nay, cho phép tôi chính thức phát động, khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề: “Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời” nhằm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội… chung tay xây dựng xã hội học tập để cao chất lượng giáo dục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam nói chung, quê hương Quảng Văn nói riêng ngày càng giàu đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

2. Bài phát biểu khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời của giáo viên

PHÒNG GD &ĐT……………………

TRƯỜNG THCS……………………..

BÀI PHÁT BIỂU PHÁT ĐỘNG TẠI LỄ KHAI MẠC

”TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2021

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Từ xa xưa, các thế hệ người Việt luôn coi trọng việc học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta là tấm gương sáng ngời về sự học. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bão táp mưa giông đến bến bờ vinh quang.

Ðảng ta cũng xác định: “Giáo dục và Ðào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Giáo dục và Đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Học tập là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Học tập để cùng chung sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Ðiều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo”; đầu tư thích đáng cho Giáo dục và Ðào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến về tinh thần xây dựng xã hội học tập.

Trong những năm qua ở huyện ……… nói chung và xã ……… nói riêng chúng ta bên cạnh các ngành học chính qui, ngành học GDTX đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng phát triển nguồn nhân lực tại địa phương góp phần xây dựng kinh tế xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Trong các năm vừa qua chất lượng giáo dục phổ cập các cấp học tiếp tục được giữ vững và duy trì ở các tiêu chuẩn đánh giá. Đối với phổ cập Giáo dục THCS tỷ lệ thanh thiếu niên có bằng TNTHCS bình quân đạt trên ………%, tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%.

Trong năm học ……….. nhà trường tiếp tục phối hợp với ban chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng của xã thực hiện được ….. các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thể thao, dậy nghề thủ công và học tập pháp luật chính trị với ………… lượt học viên tham gia góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tổ chức tốt tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “học cho bản thân và học cho những người xung quanh được hạnh phúc” góp phần thức đẩy phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường .

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Học tập suốt đời. Đó là một xã hội mà mỗi cá nhân luôn tích cực chứ không thụ động. Hơn nữa, học tập suốt đời cũng giúp người khác gắn kết, gần nhau hơn, cũng là nguồn vui, giúp mỗi người cảm thấy hoàn thiện bản thân mình.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” giữa lúc trường THCS………….. đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thư viện được cấp trên công nhận thư viện xuất sắc vào tháng … năm ………

Như ta đã biết chúng ta khi mới lớn lên, học đọc, học viết, học tính toán… là nhờ Thầy, Cô giáo hướng dẫn là chính. Nhưng khi học các kiến thức cao hơn, rộng hơn, chuyên ngành hơn, lúc ấy ta phải tự đọc sách, nên sách là thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức của nhân loại. Khi ta đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa… Khi ấy sách là bạn cùng ta chia sẻ các cảm xúc của cuộc sống. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu, lúc ấy sách là tài sản. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu của con người. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình và cũng là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó bạn thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích. Cũng như M.Gorki đối với ông :”Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống.” M.Gorki, ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói “Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức – M.Gorki.”. Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà khoa học, bác học lớn trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn,….Nếu có một quyển sách hay và thêm một người thầy giỏi nữa thì tuyệt vời hơn! Vì thế nên chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích để dọc giúp ta tăng cường khả năng giao tiếp giúp ta rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo, giúp ta rèn luyện năng lực ngôn ngữ, giúp ta sống tốt trong xã hội và làm người.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” không chỉ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương mà còn đồng thời nâng cao năng lực cung ứng giáo dục của các cơ sở giáo dục và các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần tăng cường các nguồn lực hỗ trợ tổ chức các hoạt động xây dựng xã hội học tập.

Trong lễ khai mạc ngày hôm nay, tôi chính thức phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời nhằm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội… chung tay xây dựng xã hội học tập để cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng của xã ………….. nói chung, nâng cao trình độ dân trí của xã nhà để góp phần xây dựng quê hương …………… ngày càng giầu đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

…….., ngày …. tháng…. năm 20…

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button