Bài văn mẫu Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa truyện của Nguyễn Dữ vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Bạn đang xem: Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Contents
1. Sơ đồ gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu chi tiết Diêm Vương xử kiện
b. Thân bài:
– Thể hiện niềm tin của con người về một thế giới khác – cõi âm: Niềm tin về sự luân hồi, luật nhân quả
– Thể hiện ước mơ, khao khát về lẽ công bằng mà ở cõi trần con người chưa có được
– Sự kiện Diêm Vương xử kiện khiến cho xung đột có tính chất kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao trào, vì lúc đó cái thiện cái ác phải cùng đối mặt nhau để giành lấy công lí thực sự. Đó là bối cảnh để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
c. Kết bài:
– Tóm lại: Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là một bước ngoặt của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên bằng một bài văn ngắn.
GỢI Ý LÀM BÀI
3.1. Bài văn mẫu số 1
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về hồn ma tên tướng giặc giả mạo hoành hành, làm bao việc ác trong dân gian, đút lót cho các thần miếu lân cận nên được bao che. Ngô Tử Văn đốt đền, hắn đóng giả làm Thổ Công đe dọa chàng không được, bèn kiện chàng xuống Minh ti. Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đưa xuống đây, trước không gian gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương, chàng không hề sợ hãi. Chàng tâu trình đầu đuôi, lời lẽ đanh thép dù bị hồn ma tên tướng giặc xảo trá thể hiện mình oan ức. Diêm Vương ban đầu còn tin tưởng tên tướng giặc, mắng nhiếc Tử Văn, sau sinh nghi ngờ và sai người đến đền Tản Viên để chứng thực. Cuối cùng, Diêm Vương đã phán xét đúng người đúng tội – hồn ma tên tướng giặc bị bỏ vào ngục Cửu U, Tử Văn chiến thắng và sau đó trở thành quan phán sự đền Tản Viên.
Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết rất giàu ý nghĩa. Tại sao tác giả không để cho nhân vật xử kiện ở cõi trần mà lại ở cõi âm? Trước tiên, chi tiết này thể hiện niềm tin của tác giả nói riêng, nhân dân ta nói chung về một thế giới khác song song tồn tại cùng hiện thực. Cõi âm ấy cũng có nạn quan liêu – phản chiếu bức tranh dương thế bởi ban đầu Diêm Vương không tin Tử Văn, song cuối cùng, công lí cũng được thực hiện. Bởi không thể đấu tranh đòi lại công lí nơi cõi trần, nhân dân đành thể hiện niềm tin ấy nơi cõi âm. Diêm Vương phán Tử Văn thắng trận, điều này gửi gắm quan niệm của nhân dân ta về cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: Cái thiện và cái ác, chính nghĩa và gian tà. Dù cái thiện có là số ít nhưng cuối cùng nó luôn chiến thắng cái ác. Chi tiết này cũng giúp cốt truyện trở nên kịch tính, cam go, đồng thời Nguyễn Dữ gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp dũng cảm và khảng khái của Ngô Tử Văn. Bởi vậy, có thể nói, chi tiết Diêm Vương xử kiện dồn nén một cách sâu sắc tư tưởng và ý đồ của nhà văn.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tác phẩm nổi bật trong chương trình ngữ văn lớp 10, ngoài bài làm văn Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Hãy phân tích chi tiết ấy, học sinh và giáo viên tham khảo thêm những bài văn mẫu liên quan như Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong chuyện và lời bình cuối truyện, Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hay cả phần Soạn văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Tên tướng giặc tuy đã chết rồi nhưng vẫn tiếp tục gây tội ác. Hồn của hắn giả mạo thổ thần, qua mắt Diêm Vương làm hại dân lành. Những việc làm của hắn Diêm Vương không hay biết vì hắn tìm cách đút lót cho các thần ở đền miếu lân cận nên được bao che, trong khi đó các phán quan của Diêm Vương thì dối trá càn bậy.
Trên không hay biết, dưới không dám kêu, bởi thế hồn tên tướng giặc ra sức lộng hành, coi thường tất cả. Gây bao cảnh thảm ngược. Ngô Tử Văn đốt đền trừ diệt yêu ma lấy lại công bằng đem đến bình yên nhưng hồn tên tướng giặc ngang nhiên kiện chàng ở âm phủ. Diêm Vương tiến hành xử kiện, nghe lời phân giải của hai bên, xem xét chứng cớ và cuối cùng phán quyết đúng người đúng tội: Tử Văn được hậu đãi sau giữ chức phán quan đền Tản Viên, những kẻ tắc trách, làm trò xằng bậy bị trừng phạt thích đáng.
Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Trước hết nó thể hiện niềm tin của con người thời trung đại về một thế giới khác tồn tại bên cạnh thế giới cõi trần. Cõi âm, đó là nơi con người sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt cho những việc làm khi còn sống của mình. Đó là niềm tin vào sự luân hồi, quả báo sau khi chết của người xưa. Từ đó mà có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người. Đồng thời ở đây công lí được thực hiện ở cõi âm chứ không phải cõi trần, điều đó cho thấy cõi trần tồn tại rất nhiều bất công nhưng khát vọng công lí của nhân dân thì lại chưa được thực hiện. Mặt khác sự kiện Diêm Vương xử kiện khiến cho xung đột có tính chất kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao trào, vì lúc đó cái thiện cái ác phải cùng đối mặt nhau để giành lấy công lí thực sự. Đó là bối cảnh để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
–
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ