Giáo DụcLớp 10

Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến – Ngữ văn 10

Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến là tiết học Ngữ văn chương trình lớp 10 của học kì 1. Với hi vọng cung cấp và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cần nắm khi học tiết học này, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã biên soạn và tổng hợp bài học Câu cá mùa thu với nội dung gồm 3 phần chính: bài thơ, hướng dẫn soạn bài cho 2 chương trình SGK chuẩn và nâng cao, các bài văn mẫu. Các em có thể tham khảo chi tiết bài soạn dưới đây:

Bạn đang xem: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến – Ngữ văn 10

1.1. Bài thơ

CÂU CÁ MÙA THU

Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

1.2. Bài giảng Câu cá mùa thu

Với hệ thống bài giảng gồm 3 phần chính: Tìm hiểu chung, Đọc hiểu văn bản và Tổng kết, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã biên soạn và tổng hợp cho các em hệ thống những kiến thức cần đạt khi học tiết văn học này. Các em có thể tham khảo chi tiết bài giảng tại đây: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

2. Soạn bài Câu cá mùa thu

2.1. Soạn bài

Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ cũng đồng thời thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với hệ thống bài soạn gồm 3 phần chính: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu chương trình chuẩn và hướng dẫn soạn bài chương trình nâng cao, Trường Tiểu học Thủ Lệ hi vọng có thể giúp các em hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cơ bản cần đạt khi học tiết văn bản này. Các em có thể tham khảo chi tiết tại đây: Bài soạn Câu cá mùa thu

2.2. Soạn bài chi tiết

Nhằm cung cấp thêm kiến thức cho các em về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến chưong trình Ngữ văn lớp 11, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã biên soạn và tổng hợp một bài soạn chi tiết cho tiết học này. Bên cạnh bài soạn , bài soạn chi tiết này sẽ giúp các em hiểu được những nội dung chính của bài học và có thể trả lời được các câu hỏi trong SGK ở hai chương trình chuẩn và nâng cao. Để tham khảo nội dung chi tiết, các em có thể đọc thêm tại đây: Bài soạn Câu cá mùa thu.

3. Văn mẫu bài thơ Câu cá mùa thu

3.1. Phân tích bài thơ

Đề bài: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Mùa thu vốn là thể tài quen thuộc trong thơ ca. Mùa thu dường như lúc nào cũng đẹp, cũng man mác buồn. Và mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy. Một làn nước xanh trong một cái ao thu nhỏ cùng với chiếc thuyền câu bé tẻo teo như hòa điệu vào màu sắc của đất trời, của cây cỏ để tạo nên một không gian thu thật yên tĩnh mà cũng thật đặc trưng của vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Đó là một trong những nội dung cần có khi viết bài văn phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Để có thể lập được dàn ý chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh về đề bài này, các em có thể tham khảo tại đây: Phân tích bài thơ Thu điếu.

3.2. Vẻ đẹp tâm hồn

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

Là một bài thơ viết về làng cảnh Việt Nam với những vẻ đẹp nên thơ mà chân chất, Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã được Xuân Diệu đánh giá: “Bài thơ Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Nhưng đằng sau cái đẹp của cảnh thu ấy là vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ khi sáng tác bài thơ này. Với cấu trúc bài gồm sơ đồ gợi ý, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyễn qua bài thơ Thu điếu, Trường Tiểu học Thủ Lệ hi vọng sẽ cung cấp cho các em một tài liệu tham khảo hay. Các em có thể tham khảo chi tiết tại đây: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến.

3.3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ

Đề bài: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Câu cá mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là một bài thơ minh chứng cho việc sử dụng ngôn từ có tính biểu đạt cao trong thơ văn Trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ ngữ trong bài thơ trong sáng, giản dị tới mức kì lạ, có sức gợi hình gợi cảm tinh tế khi nhắc về thiên cảnh và tâm trạng khó giãi bày của chủ thể trữ tình. Vậy để viết một bài văn hoàn chỉnh phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu, các em cần có những kiến thức nào để định hướng viết bài. Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giúp các em giải quyết các vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo tại tại:

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo.

3.4. Không gian nghệ thuật

Đề bài: Không gian nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Không gian trong Câu cá mùa thu là một không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn. Đó là sự tĩnh lặng của vạn vật khi các hình ảnh được miêu tả như nước, sóng, mây, lá đều đang rơi vào trạng thái ngừng chuyển động hoặc chuyển rất nhẹ, rất khẽ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng. Với không gian vắng lặng ấy, tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng hoàn toàn cô đơn, trầm ngâm. Vậy để phân tích được hay và chính xác không gian nghệ thuật trong Câu cá mùa thu, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các em bài soạn bao gồm sơ đồ gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Các em có thể tham khảo chi tiết tại đây: Không gian nghệ thuật trong Câu cá mùa thu.

 

Trên đây là bài tổng hợp gồm các phần hướng dẫn soạn bài và các bài văn mẫu mà Trường Tiểu học Thủ Lệ đã biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm phần kiến thức tổng hợp về bài thơ Câu cá màu thu tại đây: Bài giảng Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

 

 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button