Giáo DụcLớp 12

Nghị luận xã hội bàn về lòng khoan dung trong cuộc sống

Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội bàn về tính kỷ luật trong xã hội hiện nay mà Trường Tiểu học Thủ Lệ giới thiệu sẽ giúp các em củng cố và nắm vững hơn kiến thức cũng như là kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội bàn về lòng khoan dung trong cuộc sống

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy - Nghị luận xã hội bàn về lòng khoan dung

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh lòng khoan dung trong cuộc sống của con người.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Lòng khoan dung là gì?
    • Lòng khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác
    • Lòng khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối.
    • Lòng khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình.

b. Phân tích, chứng minh

  • Vì sao cần có lòng khoan dung trong cuộc sống?
    • Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống
    • Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột…con người nên chủ động giảng hòa, ứng xử thân thiện.
    • Gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình.
    • Khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người.
  • Ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống
    • Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người.
    • Khoan dung khiến bản thân nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi.
    • Lòng khoan dung, độ lượng giúp con người  chiến thắng mặt xấu, những mảng tối của bản thân.

c. Mở rộng, phản đề

  • Cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ.

⇒ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt, bao che… đã gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng.

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Bài học nhận thức
    • Nhận thức được vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống.
  • Bài học hành động
    • Mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường.
    • Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh.
    • Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định lại vấn đề: Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về lòng khoan dung trong cuộc sống.

Gợi ý làm bài

         Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Trên đây là sơ đồ gợi ý, dàn bài chi tiết cùng đoạn văn nghị luận xã hội mẫu bàn về lòng khoan dung trong cuộc sống. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi nghị luận xã hội trong kì thi THPT Quốc gia năm nay. Đồng thời, tài liệu giúp các em ôn lại kiến thức cũng như rèn kĩ năng làm bàiđể có bước chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào kì thi quan trọng này. Chúc các em đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một tư tưởng đạo lý để ôn lại kiến thức một cách khái quát hơn đối với dạng đề này.

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button