Tổng hợp

Máy Đo Oxy Hoà Tan – Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy đo DO là một dạng máy đo chất lượng nước được thiết kế chuyên dụng để đo lượng oxy hòa tan – DO trong nước. Máy đo DO cũng được thiết kế đa dạng với các máy đo DO cầm tay, Máy Đo Oxy Hoà Tan để bàn để linh hoạt và phù hợp với các ứng dụng khác nhau của người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến DO qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm về hàm lượng oxy hòa tan trong nước

Hàm lượng oxy hòa tan có tên tiếng anh Dissolved Oxygen viết tắt DO, được định nghĩa là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, cần thiết cho quá trình hô hấp của các loài thủy sản như cá, tôm, côn trùng,… DO được tạo ra nhờ sự hòa tan của không khí trong nước, đôi khi là do sự quang hợp của thực vật dưới ao.

Tìm về hàm lượng oxy hòa tan trong nước

Hàm lượng oxy hòa tan dao động theo nhiệt độ và sự phân hủy hóa chất. Đây là chỉ số quan trọng quyết định đến kết quả đánh giá sự ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản.

Ý nghĩa của oxy hòa tan DO

Trước khi tìm hiểu về các máy đo DO, hãy cũng đọc qua ý nghĩa của DO – oxy hòa tan trong nước nhé.

Oxy là một loại khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống của trái đất, con người cần oxy để hô hấp và tương tự, các sinh vật sống dưới nước cũng cần oxy để thở. Nồng độ DO trong nước quá thấp sẽ gây cản trở, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của các sinh vật sinh sống dưới nước như: tôm, cua cá… các loài thực vật thủy sinh…. gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Mức DO tự nhiên sẽ phụ thuộc vào một số các yếu tố như: nhiệt độ, độ đục, sự phân hủy của các chất trong nước…

Do vậy, DO rất quan trọng và nó là một trong những chỉ tiêu hàng đầu trong đánh giá chất lượng nước.

DO được thể hiện bằng đơn vị mg/L hoặc ppm.

Máy đo DO là gì?

Máy đo DO là một dạng máy đo chất lượng nước được thiết kế chuyên dụng để đo lượng oxy hòa tan – DO trong nước. Các máy đo DO có loại máy quang đo – là các máy sử dụng hệ thống quang học tiên tiến để thực hiện phép đo DO và một loại thông thường sử dụng điện cực tương tự các loại máy đo ORP hay pH, TDS, EC…

Máy đo DO cũng được thiết kế đa dạng với các máy đo DO cầm tay, máy đo DO để bàn để linh động và phù hợp hơn với các ứng dụng khác nhau của người dùng.

Oxy hòa tan trong ao nuôi bao nhiêu là đủ?

Trong năm năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ngày càng được nhân rộng, nhiều ao nuôi không cung cấp đầy đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khiến tôm chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, hệ số thức ăn cao, gia tăng lượng thức ăn dư thừa trong ao. Điều này đã vô tình làm giảm chất lượng nước, tích tụ khí độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, giảm sức đề kháng trước những vi khuẩn và virus gây bệnh trên tôm. Vậy oxy hòa tan trong ao nuôi bao nhiêu là đủ?

Oxy hòa tan trong ao nuôi bao nhiêu là đủ?

Nếu vào “Google search” tìm kiếm thì hầu hết các kết quả đều cho là DO > 4 mg/l là nồng độ lý tưởng cho tôm phát triển – Nhưng đây chính là nhận định sai lầm của nhiều hộ nuôi. Thực chất hàm lượng oxy hòa tan 4mg/l là chỉ số tối thiểu tôm tôm phát triển ở mật độ vừa phải từ 10 – 30 con/ m2. Nếu nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao từ 30 – 60 con thì nhu cầu oxy hòa tan phải cao hơn mức bình thường. Do đó, Dr.Tom khuyến cáo người nuôi nên để DO > 5mg/l nếu được thì DO > 6mg/l thì càng tốt.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo DO

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo DO

Cấu tạo

Không kể đến sự khác nhau trong các chi tiết của các dạng máy hay từng model, thương hiệu khác nhau thì về cơ bản, các máy đo DO sẽ gồm các phần chính sau:

Vỏ máy: là bộ phận có chức năng bao bọc, bảo vệ máy và quyết định hình dáng giúp người dùng phân biệt giữa các thương hiệu, model máy khác nhau.

Bộ phận đo DO: ở các máy quang đo thì sẽ là hệ thống quang học, ở các máy thông thường thì người ta sử sử dụng đầu dò đo DO.

Bộ mạch điện tử:là nơi tiếp nhận và xử lý các thông tin từ người dùng thông qua các phím chức năng, từ mẫu thông qua bộ phận đo rồi thực hiện mã hóa và truyền tới, hiển thị trên màn hình.

Các phím chức năng: là bộ phận tiếp nhận những thông tin của người dùng và có chức năng truyền đến bộ mạch điện tử để thiết lập và điều khiển máy.

Màn hình:là nơi hiển thị các thông tin giúp người dùng có thể thực hiện thao tác và đọc kết quả dễ dàng hơn.

Nguyên lý hoạt động

Đối với các máy đo DO sử dụng đầu dò đo DO

Các thiết bị đo DO này không thực hiện đo lượng oxy thực tế trong nước mà nó đo áp suất riêng của oxy trong nước.

Đầu dò của các thiết bị này sử dụng điện cực mà DO phản ứng với cực âm để tạo ra dòng điện. Áp suất riêng của oxy trong nước càng cao thì sẽ càng có nhiều oxy khuếch tán qua lớp màng của điện cực. Thông qua việc đo dòng điện và áp suất này, máy có thể quy đổi và đo được nồng độ DO của mẫu nước.

Máy sử dụng hệ thống quang học và ứng dụng nguyên lý ánh sáng được hấp thụ bởi một màu bổ sung và các bức xạ phát ra phụ thuộc vào nồng độ. Máy sẽ thêm thuốc thử vào mẫu nước để nó phản ứng với mẫu nước đó. Sau đó, sử dụng hệ thống quang học và đo mức độ phản ứng rồi quy đổi ra nồng độ DO.

Ứng dụng của máy đo DO

Các máy đo DO được ứng dụng để xác định nồng độ oxy hòa tan – DO trong các nguồn nước:

  • Nước trong thủy sinh, thủy canh: xác định được chất lượng nước để đảm bảo chất lượng môi trường sống cho các sinh vật trong nguồn nước đó.
  • Trong ngành sản xuất nước: đảm bảo chất lượng nước

Trên đây là những thông tin liên quan đến Máy Đo Oxy Hoà Tan và những ứng dụng của Máy Đo Oxy Hoà Tan do Luật Trẻ Em đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nhé!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button