Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

KHTN 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng – Kết nối tri thức

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng sau đây để tìm hiểu về năng lượng, tác dụng lực và sự truyền năng lượng. Chúc các em học thật tốt!

– Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

– Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

– Ví dụ:

+ Cây cối lớn lên ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

+ Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

1.2. Năng lượng và tác dụng lực

– Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

– Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.

1.3. Sự truyền năng lượng

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

Ví dụ:

+ Qua tác dụng lực: gió truyền năng lượng cho cánh quạt quay.

+ Qua truyền nhiệt: năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

Câu 1. Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng mặt trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?

Hướng dẫn giải

Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng mặt trời thì những hiện tượng nêu trên không thể diễn ra được.

Câu 2. Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.

Hướng dẫn giải

Khi đạp xe, muốn xe chuyển động nhanh hơn thì ta phải tác dụng lực lên xe lớn hơn để truyền nhiều năng lượng làm xe chuyển động nhanh.

Câu 3. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ thích hợp trong khung, được đánh số thứ tự từ (1) đến (7). Ví du (1) – ánh sáng.

a) Năng lượng ____ (1) ____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để ____ (2) ____ và ____ (3) ____.

b) ____ (4) ____ dự trữ trong pin của điện thoại di động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh. ____ (5) ____ lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông khác.

c) Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ, rác thải, …) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng ____ (6) ____, tạo ra nhiệt và ____ (7) ____ khi bị đốt cháy.

Hướng dẫn giải

(1) – Ánh sáng

(2) – Sống

(3) – Phát triển

(4), (5), (6) – Năng lượng

(7) – Ánh sáng

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
  • Trình bày được năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 46 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

    • A.
      Quang năng → Động năng →  Thế năng →  Nhiệt năng.
    • B.
      Quang năng→  Thế năng →  Nhiệt năng →  Động năng.
    • C.
      Quang năng →  Nhiệt năng →  Thế năng →  Động năng.
    • D.
      Nhiệt năng -→  Thế năng →  Động năng →  Quang năng.
  • Câu 2:

    Trong các dụng cụ điện, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp?

    • A.
      Nhiệt năng.
    • B.
      Hóa năng.
    • C.
      Nhiệt lượng từ trường.
    • D.
      Tất cả các dạng trên.
  • Câu 3:

    Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng

    • A.
      Giữ cho nhiệt độ không đổi.
    • B.
      Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
    • C.
      Làm nóng một vật khác.
    • D.
      Nổi được trên mặt nước.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 46 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 162 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 162 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Hoạt động 1 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Hoạt động 2 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 164 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.1 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.2 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.3 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.4 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.5 trang 75 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 46.6 trang 75 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 46 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button