Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

KHTN 6 Bài 53: Mặt Trăng – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 53: Mặt Trăng – Kết nối tri thức

Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 học hiệu quả môn Khoa học tự nhiên của bộ SGK Kết nối tri thức, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Bài 53: Mặt Trăng. Tài liệu được biên soạn một cách ngắn gọn và chi tiết nhằm giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

1.1.1. Mặt trăng

Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.

Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Mặt Trăng có dạng hình cầu.

1.1.2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng.

Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng: Không trăng, trăng tròn, trăng khuyết, bán nguyệt.

Thời gian chuyển từ Không trăng đến Trăng tròn là khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là Không trăng.

1.2. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

Hình dạng của Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi khi nó di chuyển trong quỹ đạo bởi vì ta thấy nó ở các góc nhìn khác nhau.

Câu 1. Trình bày khái niệm “pha của Mặt Trăng”? Phân biệt các pha của Mặt Trăng?

Hướng dẫn giải

– Pha của Mặt Trăng là hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày.

– Các pha của Mặt Trăng là:

+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất, ta nhìn thấy toàn bộ một nửa hình dạng của Mặt Trăng.

+ Trăng khuyết.

+ Bán nguyệt.

Câu 2. Đặc điểm mối liên hệ giữa pha của Mặt Trăng và thời gian trong một tháng.

Hướng dẫn giải

– Khoảng cách thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn và ngược lại là khoảng 2 tuần.

– Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng là giống nhau về hình dạng nhưng ngược phía.

– Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp các nhau khoảng 4 tuần.

Câu 3. Vai trò của Mặt Trăng và các pha của Mặt Trăng đối với đời sống?

Hướng dẫn giải

– Vai trò của Mặt Trăng: hiện tượng thủy triều, vai trò trong tiến hóa,..

– Vai trò của các pha của Mặt Trăng trong việc lập lịch Mặt Trăng (Âm lịch)…

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nhớ lại được Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
  • Nhớ lại được Mặt Trăng là vật thể không tự phát sáng, ta nhìn thấy Mặt Trăng là do nó được Mặt Trời chiếu sáng.
  • Trình bày lý do ta chỉ nhìn được một nửa Mặt Trăng vì Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  • Phân biệt được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
  • Giải thích được sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng) là do Mặt Trăng di chuyển trong quỹ đạo và ta thấy nó ở các góc nhìn khác nhau.
  • Thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
  • Giải thích được sự hình thành lịch Âm và tác dụng của lịch Âm trong cuộc sống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 53 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Lí do chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng?

    • A.
      Do ánh sáng của Trái Đất
    • B.
      Do ánh sáng Mặt Trời
    • C.
      Do Mặt Trăng tự phát sáng
    • D.
      Không có đáp án nào đúng
  • Câu 2:

    Giữa 2 lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

    • A.
      1
    • B.
      2
    • C.
      3
    • D.
      4
  • Câu 3:

    Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được từ đâu?

    • A.
      chính Mặt Trăng phát ra.
    • B.
      Trái Đất.
    • C.
      Mặt Trời.
    • D.
      các ngôi sao.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 53 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 183 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 183 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 183 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 185 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.1 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.2 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.3 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.4 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.5 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 53.6 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 53 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button