Giáo Dục

Thế nào là đánh giá thường xuyên

Việc kiểm tra và đánh giá học sinh hiện nay được chia thành 2 loại là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Vậy thế nào là đánh giá thường xuyên? Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

Bạn đang xem: Thế nào là đánh giá thường xuyên

  • Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng
  • Đối tượng giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN hạng III

1. Định nghĩa đánh giá thường xuyên theo Thông tư 27

Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Đánh giá thường xuyên là gì?

Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong giáo dục thường được chia thành hai loại là: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập.

ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). ĐGTX được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.

3. Mục đích của đánh giá thường xuyên

Mục đích của ĐGTX nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh (HS) trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.

ĐGTX còn giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho
phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS.

Có sự khác nhau về mục đích đánh giá của ĐGTX và đánh giá định kì. ĐGTX có mục đích chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập. ĐGTX không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS. Ngoài việc kịp thời động viên, khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ĐGTX còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Trong khi mục đích chính của đánh giá định kì là xác định mức độ đạt thành tích của HS, mà ít quan tâm đến việc thành tích đó HS đã đạt được ra sao/ bằng cách nào và kết quả đánh giá này được sử dụng để xếp loại, công nhận HS đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button