Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

KHTN 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân – Kết nối tri thức

HOC27 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 26: Khóa lưỡng phân trong chương trình khoa học tự nhiên 6 SGK Kết nối tri thức để giúp các em củng cố kiến thức và xây dựng khoá lưỡng phân. Mời các em cùng tham khảo.

Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật.

Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.

1.2. Xây dựng khóa lưỡng phân

Xây dựng khóa lưỡng phân:

+ Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.

+ Bước 2: Lập sơ đồ phân loại khóa lưỡng phân.

– Ý nghĩa: Khóa phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.

Câu 1: Khóa lưỡng phân là gì?

Hướng dẫn giải

Khóa lưỡng phân: đây là hình thức phân loại phổ biến nhất trong sinh học vì nó giúp đơn giản hóa việc xác định các sinh vật chưa biết. Nói một cách đơn giản

Đây là một phương pháp được sử dụng để xác định một loài bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi dựa trên các đặc điểm tương phản (ví dụ: đặc điểm hình thái) có hai kết quả xảy ra.

Câu 2: Cách xây dựng khóa lưỡng phân?

Hướng dẫn giải

“Khóa lưỡng phân” có nghĩa là được chia thành hai phần (phân đôi), các khóa lưỡng phân luôn đưa ra hai lựa chọn (Có/Không có) dựa trên các đặc điểm chính của sinh vật trong mỗi bước. Bằng cách lựa chọn chính xác sự lựa chọn phù hợp ở mỗi giai đoạn, ta có thể xác định tên của sinh vật ở cuối.

Khi tạo khóa lưỡng phân, cả hai yếu tố định tính (các thuộc tính vật lý như sinh vật trông như thế nào, màu sắc ra sao, v.v.) và định lượng (số lượng chân, cân nặng, chiều cao, v.v.) được xem xét.      

Có 2 dạng khóa lưỡng phân:

– Dạng sơ đồ phân nhánh: cây phân loại

– Dạng viết (chuỗi các câu lệnh được ghép nối được sắp xếp theo tuần tự).

Thông thường, khóa lưỡng phân được sử dụng để xác định các loài sinh vật, mặc dù nó có thể được sử dụng để phân loại bất kỳ đối tượng nào có thể được xác định bằng một tập hợp các đặc điểm có thể quan sát được.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Phát biểu được định nghĩa khóa lưỡng phân.
  • Trình bày cách xây dựng khóa lưỡng phân và ý nghĩa của khóa lưỡng phân đối với nghiên cứu khoa học.
  • Vận dụng xây dựng khóa lưỡng phân đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Có thể sử dụng đặc điểm về tế bào để phân biệt

    • A.
      con ong và con kiến.
    • B.
      trùng giày và trùng roi.
    • C.
      vi khuẩn và con ếch.
    • D.
      con cá và con chim.
  • Câu 2:

    Có thể phân biệt gà và thỏ nhờ đặc điểm đối lập nào sau đây?

    • A.
      Cơ thể đơn bào/ cơ thể đa bào.
    • B.
      Có thể di chuyển/ không thể di chuyển.
    • C.
      Có cánh/ không có cánh.
    • D.
      Có lông/ không có lông.
  • Câu 3:

    Nhận định nào sai khi nói về đặc điểm của giới Nấm?

    • A.
      Nấm men là một sinh vật thuộc giới Nấm.
    • B.
      Gồm những sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân thực.
    • C.
      Gồm những sinh vật có cấu tạo đa bào hoặc đơn bào.
    • D.
      Sống hoàn toàn dị dưỡng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 90 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 91 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức – KNTT

Bài tập 26.1 trang 44 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Bài tập 26.2 trang 45 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Bài tập 26.3 trang 45 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Bài tập 26.4 trang 45 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Bài tập 26.5 trang 46 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Bài tập 26.6 trang 46 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button