Tổng hợp

Máy Đo Độ Dày Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tiễn

Máy Đo Độ Dày mang đến cho người dùng ứng dụng đa dạng. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc hoặc ngay cả tiếp xúc, làm việc với nó cũng chưa hiểu tường tận về những gì mà sản phẩm mang lại. Bài viết dưới đây là những điều nhất định nên biết nếu muốn sử dụng thiết bị hiệu quả.

Bạn đang xem: Máy Đo Độ Dày Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tiễn

Máy đo độ dày là gì?

Máy đo độ dày là thiết bị cầm tay được sử dụng để đo độ dày của vật liệu hoặc mẫu nhất định. Hiện nay, máy đo độ dày thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất hay chế tạo máy móc, đảm bảo độ dày tuân thủy theo các quy định để đảm bảo các sản phẩm, máy móc có độ bền cao, đạt chất lượng.

Máy đo độ dày là gì?

Các sản phẩm máy đo độ dày được dùng để đo độ dày của vật thể, độ dày kim loại,… Ngoài ra, thiết bị cũng có thể được dùng để đo độ dày cho bề mặt lớp phủ trên các thiết bị như lớp sơn phủ, lớp vecni,… Với từng loại vật liệu hay lớp phủ sẽ có những quy định khác nhau về mức độ dày.  Ví dụ, Theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 quy định màng sơn có độ dày khô 80 μm.

Phân loại máy đo độ dày

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy đo độ dày khác nhau dựa theo các yếu tố như phương pháp đo, công dụng đo. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bạn có thể lựa chọn loại thiết bị đo độ dày vật liệu phù.

Phân loại máy đo độ dày

Phân loại theo công dụng

Người dùng cần kiểm soát độ dày của vật liệu để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Hiện nay, máy đo độ dày phân theo công dụng gồm hai dòng chính là:

Máy độ dày kim loại, gốm, sứ, thủy tinh,… được dùng để đo độ dày của các thiết bị, sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng, độ bền, độ cứng của các sản phẩm cần đo.

Máy độ dày lớp phủ là thiết bị để đo độ dày cho lớp phủ, lớp bảo vệ trên bề mặt thiết bị, máy móc, các vật liệu như lớp màng sơn, lớp sơn phủ để đánh giá khả năng bảo vệ, khả năng chống oxi hóa.

Với từng loại vật liệu cần đo, người dùng sẽ lựa chọn được loại máy đo phù hợp, mang lại jeets quả chính xác nhất. Ngoài ra, máy đo độ dày còn được phân loại phổ biến theo các phương pháp đo đô dày hiện nay.

Phân loại theo phương pháp đo

Hiện nay, có rất nhiều các loại máy đo độ dày khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của người dùng. Dưới đây là một số dòng máy đang được ứng dụng rộng rãi:

Máy đo độ dày siêu âm

Máy đo độ dày siêu âm sử dụng sóng âm thanh để đo độ dày của mẫu bằng cách đo lượng thời gian cần thiết để âm thanh truyền qua mẫu và quay lại máy đo. Đây là một kỹ thuật kiểm tra không phá hủy để có thể đo được chiều dày của một vật thể.

Sử dụng các loại máy đo độ dày bằng siêu âm mang đến khả năng đo chính xác, sử dụng đơn giản chỉ với các bước thực hiện dễ dàng. Do vậy, việc sử dụng máy đo độ dày siêu âm mang lại lợi ích tốt nhất để đảm bảo độ chính xác, tiện lợi, không cần phá hủy các vật liệu.

Dải tần số siêu âm trong máy kiểm tra thường sử dụng trong khoảng giữa 200kHz và 20 MHz. Trong một số thiết bị đặc biệt người ta có thể sử dụng tần số thấp đến 50kHz hoặc cao tới 200MHz.

Phân loại máy đo độ dày

Máy đo độ dày lớp phủ bằng phương pháp từ tính

Máy đo độ dày lớp phủ là thiết bị linh loạt được thiết kế đặc biệt để đo độ dày lớp phủ không từ tính và từ tính trên các vật liệu kim loại như thép hay các loại vật liệu không chứa sắt bao gồm nhựa, đồng thau (thường được áp dụng cho các công cụ ngành công nghiệp).

Ngoài ra, máy đo độ dày này cũng có thể đo được đo độ dày của nhựa đúc trên cưa công nghiệp, máy khoan và tay cầm dụng cụ mài cũng như các sản phẩm y tế được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa, đảm bảo độ chính xác và an toàn. Một số loại máy đo độ dày nhất định như máy đo độ dày lớp phủ sơn cũng có thể được sử dụng để đo độ dày của sơn xe, sơn tàu…

Máy đo độ dày hoạt động như thế nào?

Trên đây, bạn đã tìm hiểu về phương pháp đo độ dày bằng sóng siêu âm và đo độ dày lớp từ tính và không tù tính. Chính vì vậy, Maydochuyendung.com giới thiệu đến bạn hai nghyên lý hoạt động của mát đo độ dày.

Máy đo độ dày vật liệu phát ra sóng siêu âm thông qua đầu dò siêu âm để truyền qua độ dày của mẫu vật. Đến khi, sóng siêu âm này truyền đến mặt đối diện của vật thể sẽ nhanh chóng phản xạ trở lại. Khi đó, đầu dò cảm biết sẽ tiến hành thu sóng cảm biến. Vận tốc của sóng âm thanh kết hợp thời gian di chuyển đi về của sóng sẽ là độ dày của vật thể.

Máy đo độ dày hoạt động như thế nào?

Các thiết bị đo độ dày kim loại bằng sóng siêu âm mang đến khả năng đo chính xác, tiện lợi trong việc sử dụng để đo đạc độ dày. Hiện nay, máy được dùng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất như công nghiệp sản xuất ô tô, sản xuất lò hơi, nồi hơn, bồn chứa,…

Máy đo độ dày hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và dòng điện xoáy được thực hiện bởi đầu dò cảm biến. Khi đặt đầu dò lên bề mặt lớp phủ, sẽ tiến hành đo dựa trên sự thay đổi từ trường giữa hai lớp là lớp phủ và lớp vật liệu.

Say đó, các biến thiên của dòng điện sẽ được đầu dò thu thập để chuyể thành tín hiệu điện và chuyển về máy. Bộ xử lý dữ liệu của máy sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết quả nhanh chóng đảm bảo độ chính xác cao. Đây là nguyên lý hoạt động cảm ứng điện tử để có thể đo được độ dày cho các lớp phủ, lớp sơn và lớp mạ.

Ứng dụng của máy đo độ dày

Máy đo độ dày là thiết bị rất linh hoạt, có thể được sử dụng trong một loạt các ứng dụng:

Công nghiệp xe hơi, ô tô:  Hầu hết các loại máy đo độ dày được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và có thể được sử dụng để đo độ dày của tấm kim loại. Đồng hồ đo kiểm tra độ dày siêu âm thường được yêu cầu để làm nổi bật các lỗ hổng sản xuất, trong khi các máy đo độ dày lớp phủ sơn chuyên dụng được sử dụng trong sửa chữa ô tô và nhà để xe để áp dụng độ dày thích hợp của sơn kim loại.

Thợ kim hoàn: Các chuyên gia có thể sử dụng thiết bị để đo độ dày của vàng và các kim loại quý khác. Bằng cách sử dụng thiết bị đo độ dày siêu âm, thợ kim hoàn có thể phát hiện xem một vật phẩm bằng vàng có chứa lõi của vật liệu khác nhau hay không.

Ứng dụng của máy đo độ dày

Trong xây dựng: Máy đo độ dày thường được sử dụng để kiểm tra độ dày của tường và vật liệu xây dựng. Bằng cách tiến hành kiểm tra độ dày, người làm xây dựng và khảo sát có thể đảm bảo rằng các bức tường vững chắc, ổn định. Tương tự đường ống đồng và đường ống công nghiệp cũng có thể được kiểm tra một cách thường xuyên để phát hiện sự ăn mòn.

Khảo cổ học: Sinh viên và các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy để phân tích độ dày của chậu đào và các vật liệu nhạy cảm.

Sinh viên và các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy

Y tế:  Máy đo độ dày lớp phủ được sử dụng để đảm bảo rằng lớp phủ nhựa đúc trên các dụng cụ và dụng cụ y tế có đủ khả năng bảo vệ và an toàn khi sử dụng.

Bể chứa nhiên liệu / hóa chất: Máy đo độ dày siêu âm có thể cho biết liệu sự ăn mòn quá mức đang diễn ra trong các bể chứa nhiên liệu, hóa chất.

TOP những sản phẩm máy đo độ dày có chất lượng tốt nhất

Minitest của ElektroPhysik

Minitest của ElektroPhysik

ElektroPhysik là nhãn hiệu của Đức, rất đặc biệt chỉ nghiên cứu siêu âm, đo các loại bề mặt và vật liệu. Chính vì vậy máy của hãng rất chính xác, nổi bật nhất là dòng Minitest với hàng chục phiên bản.

Mỗi dòng máy lại hỗ trợ khoảng 10 đầu đo cho từng vật liệu, từng thang đo hay nhiệt độ khác nhau. Vì nó khá lằng nhằng với nhiều phiên bản nên bạn cần tham khảo kỹ các thông số của hãng.

Việc đo lớp phủ rất phức tạp do nhiều loại bề mặt, nhiều loại vật liệu nền, bề mặt nhám hay mịn, bề mặt cong của đường ống hay phẳng như tấm thép. Chính vì nó quá rắc rối nên bạn cần một nhà sản xuất chuyên biệt như ElektroPhysik

Máy đo lớp phủ đa năng của Vogel

Máy đo lớp phủ đa năng của Vogel

Vogel là hãng của Đức chuyên các thiết bị đo như thước cặp, thước panme, máy đo độ dày, máy đo khoảng cách… Dòng máy đo của hãng chỉ chia ra làm lớp phủ trên vật liệu có từ tính và trên kim loại phi từ tính. Độ chính xác ở mức 0.1µm, 1.0µm, 5.0µm. Công nghệ của Đức cộng với kinh nghiệm vài chục năm sản xuất thiết bị đo. Máy đo của Vogel có độ chính xác khá ổn định, ưu điểm là giá nó dễ tiếp cận hơn ElektroPhysik.

Máy đo độ dày vật liệu TCVN-T200

Xét về tính năng, TCVN-T200 có thể đo được rất nhiều vật liệu khác nhau chẳng hạn như kính, nhựa, nhôm, inox, sắt, đồng,vv… trong khoảng thời gian vô cùng ngắn. Máy có thể đo với độ chính xác cao, sai số rất nhỏ chỉ trong khoảng  ± 0.5% mm nên đây là trong số các thiết bị đo độ dày vật liệu được ưa chuộng.

Máy đo độ dày vật liệu TCVN-T200

Về thiết kế, TCVN-T200 có thiết kế nhỏ nhẹ (khoảng 345kg), thuận tiện trong việc di chuyển thiết bị. Ngoài ra, máy rất dễ thân thiện với người dùng vì được trang bị màn hình LCD rõ nét, hỗ trợ cho việc đọc kết quả chính xác nhất,  các phím bấm mềm dễ dùng,…

Máy đo độ dày có lớp phủ MMPro TIAMT15

Máy đo độ dày có lớp phủ MMPro TIAMT15

Thiết bị này được tích hợp khá nhiều tính năng ưu việt đối với một máy đo độ dày lớp phủ. Máy có thể đo các lớp phủ từ tính trên bề mặt thép ( như sơn, kẽm), các lớp phủ cách nhiệt trên bề mặt kim loại màu (như sơn), các lớp phủ kim loại màu trên chất cách nhiệt. Máy có hai chế độ đọc là Continue và Single, cũng như có hai chế độ làm việc là Direct và Group. MMPro TIAMT15 còn có bộ nhớ có thể chứa 400 lần đọc, cáo báo hiệu khi có lỗi hoặc pin yếu, có hỗ trợ giao diện USB cho phần mềm máy tính,..

Thiết kế của máy cũng vô cũng hiện đại, đẹp mắt, gọn nhẹ và thân thiện với người sử dụng.

Máy siêu âm bề dày kim loại MMPRO TIAMF018

Máy siêu âm bề dày kim loại MMPRO TIAMF018

Máy đo độ dày siêu âm MMPRO TIAMF018 có thể thực hiện các phép đo một cách chính xác trong thời gian rất ngắn, với sai số rất nhỏ nằm trong khoảng ±(1%H+0.1)mm.  Bằng việc sử dụng vận tốc âm thanh để đo, nên dải vận tốc âm thanh của máy là 1000~9999m/s, tần số hoạt động là 5MHz. Máy sử dụng 3 pin 1.5V AAA, có thể nạp lại pin sau khi sử dụng nên rất tiết kiệm chi phí. Máy còn có chức năng lưu, xem, hoặc xóa dữ liệu, có đèn báo khi pin yếu, tự động tắt nguồn khi không sử dụng.

Về thiết kế, máy không những có thiết kế nhỏ gọn mà còn vô cùng nổi bật với ba màu chủ đạo đen, vàng, đỏ, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Máy được trang bị đầy đủ như màn hình LCD, bàn phím bấm mềm mại,…

Trên đây, Luật Trẻ Em đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến Máy Đo Độ Dày. Mong rằng đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button