Hỏi Đáp

Tối huệ quốc là gì? Nguyên tắc tối huệ quốc?

Người nước ngoài hay tổ chức của nước ngoài khi đến nước khác sẽ được hưởng những quyền và nghĩa vụ giống như công dân, tổ chức của chính nước đó thông qua nguyên tắc giữa các quốc gia. Đó là nguyên tắc tối huệ quốc. Vậy tối huệ quốc là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ

Bạn đang xem: Tối huệ quốc là gì? Nguyên tắc tối huệ quốc?

1. Tối huệ quốc là gì?

Tối huệ quốc hay còn gọi là đãi ngội tối huệ quốc là cụm từ được dịch từ cụm từ gốc bằng Tiếng anh: Most Favoured Nation, viết tắt là MFN.

Tối huệ quốc là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại và được coi là một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo chế độ tối huệ quốc một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Chế độ tối huệ quốc ở từng nước có thể là chế độ có thời hạn hoặc vô thời hạn áp dụng với tất cả các quốc gia khác hoặc một số quốc gia nhất định.

Ví dụ trong giao dịch hàng hóa song phương, quốc gia A quy định quốc gia B sẽ được miễn thuế đối với loại mặt hàng này khi xuất khẩu sang. Ngược lại áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc, quốc gia B cũng sẽ đưa ra những quy định, ưu đãi tương tự đối với quốc gia A.

Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng phổ biến nhất trong các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các quốc gia.

2. Nguyên tắc tối huệ quốc?

Nguyên tắc tối huệ quốc là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tư pháp quốc tế và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Nguyên tắc này thường được quy định trong các điều ước quốc tế, đối các quốc gia thường được quy định tại Điều khoản riêng trong Bộ luật dân sự, Luật quốc tế, Luật thương mại…, Nguyên tắc này được quy định rõ ràng và điển hình nhất trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT) tại Điều I như sau:

Điều I: Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc

1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.

2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một ưu đãi nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã được quy định tại Khoản 4 của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:

(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục A, theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;

(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điều kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;

(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục E, F.

3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước đây là bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24 tháng 7 năm 1923, miễn là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.

4. Biên độ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho phép dành ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy định rõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:

(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong Biểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi trong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận dụng thuế suất ưu đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn cứ vào mức thuế ưu đãi có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có mức thuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng, mức chênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.

Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham chiếu đến tại tiểu khoản (a) và (b) trên nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong phụ lục đó.

Theo Điều 1 của Hiệp định GATT, nguyên tắc tối huệ quốc được áp dụng trong việc điều chỉnh các khoản thuế quan và khoản thu từ xuất nhập khẩu. Giữa các bên ký kết với nhau, mọi ưu đãi, đặc quyền đối với sản phẩm, hàng hóa xuất xứ hay nhập từ bất cứ bên nào cũng sẽ được áp dụng ưu đãi đặc quyền đó đối với sản phẩm tương tự.

Ngoài ra, nguyên tắc tối huệ quốc còn được áp dụng trong lĩnh vực thương mại của sở hữu trí tuệ, được quy định tại Điều 4 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) như sau:

Điều 4: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:

a) trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;

b) phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác;

c) đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;

d) trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.

Như vậy, nguyên tắc tối huệ quốc là nguyên tắc có lợi cho các quốc gia trong các giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa…, giữa các quốc gia với nhau, tạo cơ hội bình đẳng, công bằng, quốc gia nào cũng sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định giống như cá nhân, tổ chức ở nước sở tại.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc chỉ mang tính chất tương đối, nhiều hành vi không tuân thủ theo nguyên tắc này, đặc biệt đối với những nước đang phát triển dẫn tới những hoạt động cạnh tranh thương mại không lành mạnh, thường xuyên xảy ra nhiều tranh chấp, xung đột.

Trên đây là ý kiến chung nhất của Trường Tiểu học Thủ Lệ về Tối huệ quốc là gì? Nguyên tắc tối huệ quốc? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Là gì? thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ như:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button