Giáo DụcLớp 8

Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 – Luyện tập

Bạn đang xem: Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 – Luyện tập

Bài học này sẽ giới thiệu đến các em Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung bài học.

Với những phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 thông qua các phép biến đổi đại số thông thường, thí dụ: \(2x – 4 = x + 3 \Leftrightarrow 2x – x = 3 + 4 \Leftrightarrow x = 7\) phương pháp giải được minh hoạ bởi các thí dụ sau:

Ví dụ 1: Giải phương trình: 4(x – 1) – (x + 2) = -x

Giải

Biến đổi phương trình về dạng:

4x – 4 – x – 2 = – x

\( \Leftrightarrow 4x – x + x = 2 + 4\)

\( \Leftrightarrow 3x = 6 \Leftrightarrow x = 2\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2


Ví dụ 2: Giải phương trình: \(\frac{{5x + 2}}{6} – x = 1 – \frac{{x + 2}}{3}\)

Giải

Biến đổi phương trình về dạng:

\(\frac{{5x + 2 – 6x}}{6} = \frac{{6 – 2(x + 2)}}{6}\)

\( \Leftrightarrow 2 – x = 6 – 2x – 4\)

\( \Leftrightarrow  – x + 2x = 6 – 4 – 2\)

\( \Leftrightarrow x = 0\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 0


Ví dụ 3: Giải phương trình: \(\frac{{5x – 1}}{{10}} + \frac{{2x + 3}}{6} = \frac{{x – 8}}{{15}} – \frac{x}{{30}}\)

Giải

Phương trình tương đương với:

3(5x -1) + 5(2x + 3) = 2(x – 8) – x

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 15x – 3 + 10x + 15 = 2x – 16 – x\\ \Leftrightarrow 15x + 10x – 2x + x =  – 16 + 3 – 15\end{array}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 24x =  – 28\\ \Leftrightarrow x =  – \frac{{28}}{{24}} =  – \frac{7}{6}\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x =  – \frac{7}{6}\)

Bài 1: Giải phương trình:

\(\frac{{x – 2}}{3} + \frac{{x – 2}}{4} = \frac{{x – 2}}{5} + \frac{{x – 2}}{6}\)

Giải

Biến đổi phương trình về dạng

\(\frac{{x – 2}}{3} + \frac{{x – 2}}{4} – \frac{{x – 2}}{5} – \frac{{x – 2}}{6}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow (x – 2)\left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{4} – \frac{1}{5} – \frac{1}{6}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow x – 2 = 0\\ \Leftrightarrow x = 2\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.


Bài 2: Giải phương trình:

a. \(2x – \frac{1}{2} = \frac{{2x + 1}}{4} – \frac{{1 – 2x}}{8}\)

b. \(\frac{{x + 4}}{3} – 2x + 1 = \frac{x}{2} – \frac{{x + 2}}{3}\)

Giải

a.  Bằng cách quy đồng mẫu số theo vế ta biến đổi phương trình:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{2}(4x – 1) = \frac{1}{8}(6x + 1)\\ \Leftrightarrow 4(4x – 1) = 6x + 1\\ \Leftrightarrow 10x = 5\\ \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{1}{2}\)

b. Bằng cách quy đồng mẫu số theo vế ta biến đổi phương trình:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{3}( – 5x + 7) = \frac{1}{6}(x – 4)\\ \Leftrightarrow  – 10x + 14 = x – 4\\ \Leftrightarrow 11x = 18\\ \Leftrightarrow x = \frac{{18}}{{11}}\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{{18}}{{11}}\)


Bài 3: Giải phương trình: \((3x – 4)(2x + 1) – (6x + 5)(x – 3) = 3\)

Giải

Để tránh phải ghi lại nhiều lần, ta đi biến đổi riêng VT:

\(VT = 6{x^2} + 3x – 8x – 4 – 6{x^2} + 18x – 5x + 15 = 8x + 11\)

Khi đó, phương trình (1) có dạng: 8x + 11 = 3 \( \Leftrightarrow \) 8x  = – 8 \( \Leftrightarrow \) x = -1

Vậy phương trình có nghiệm x  = -1.

3. Luyện tập Bài 3 Chương 3 Đại số 8

Qua bài giảng Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Biết cách đưa một số phương trình về dạng ax + b = 0
  • Vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan

3.1 Trắc nghiệm về Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chương 3 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Gọi x0 là nghiệmc của phương trình (x – 3) + 5x(x – 1) = 5x2. Chọn khẳng định đúng 

    • A.
      x0 > 0
    • B.
      x0 < -2
    • C.
      x0 > -2
    • D.
      x0 > -3
  • Câu 2:

    Kết luận nào sau đây là đúng nhất khi nói về nghiệm x0 của phương trình \(\frac{{x + 1}}{2} + \frac{{x + 3}}{4} = 3 – \frac{{x + 2}}{3}\)

    • A.
      x0 là số vô tỉ 
    • B.
      x0 là số âm 
    • C.
      x0 là số nguyên dương lớn hơn 2
    • D.
      x0 là số nguyên dương
  • Câu 3:

    Phương trình (3−5x)+(6x−10)−9=0 có nghiệm là:

    • A.
      x = 16
    • B.
      x = 15
    • C.
      x = 14
    • D.
      x = 13

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK về Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chương 3 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 10 trang 12 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 11 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 12 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 13 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 14 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 15 trang 13 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 19 trang 7 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 20 trang 8 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 21 trang 8 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 22 trang 8 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 23 trang 8 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 24 trang 8 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 25 trang 9 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 3.1 trang 9 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 3.2 trang 9 SBT Toán 8 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 3 Đại số 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button